Thể tích khối lập phương
1. Khối lập phương là gì?
Khối lập phương là một loại hình học không gian có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt đều là hình vuông. Tất cả các cạnh của một khối lập phương đều bằng nhau. Trong thực tế, khối lập phương xuất hiện quanh ta rất nhiều ví dụ như con xúc xắc, bể nước có chiều rộng bằng chiều dài và bằng chiều cao, khối rubik, hộp quà vuông, …
Hình ảnh minh họa cho khối lập phương có các cạnh là a:
2.Thể tích khối lập phương
Thể tích khối lập phương là khoảng không gian mà khối lập phương chiếm. Yếu tố ảnh hưởng đến thế tích của khối lập phương chính là độ dài cạnh của nó. Vì tất cả các cạnh của một khối lập phương đều bằng nhau nên chỉ cân biết được độ dài của một cạnh thì chúng ta có thể tính được thể tích của khối lập phương một cách dễ dàng với công thức:
Công thức tính thể tích khối lập phương :
V = cạnh x cạnh x cạnh
Trong đó :
- V: là thể tích của khối lập phương.
Có thể hiểu : Thể tích của một khối lập phương là tích 3 cạnh của khối lập phương đó.
Thể tích khối lập phương có cạnh là a chính là: a x a x a
3.Ví dụ minh họa công thức tính thể tích khối lập phương
Ví dụ 1: Một khối lập phương có độ dài cạnh là 5 cm. Tính thể tích của khối lập phương này.
Giải:
Áp dụng công thức tính thể tích của khối lập phương ta có:
V = 5 x 5 x 5 = 125 (cm3)
Vậy thể tích khối lập phương là 125 (cm3)
Ví dụ 2 : Một chiếc hộp giấy có dạng hình lập phương có cạnh là 1m. Tính thể tích của chiếc hộp này?
Giải :
Áp dụng công thức tính thể tích của khối lập phương ta có:
V = 1 x 1 x 1 = 1 (m3)
Vậy thể tích của chiếc hộp là 1 (m3)
4.Tổng hợp các bài tập áp dụng công thức tính thể tích khối lập phương
Bài 1: Tính thể tích khối lập phương có cạnh là:
a) a = 3cm b) a = 7cm
Bài 2: Tính thể tích khối lập phương có:
a) a = 5cm b) a = 11dm
Bài 3: Một hộp quà có dạng hình lập phương cạnh 20 cm. Hỏi thể tích của hộp quà đó là bao nhiêu?
Bài 4: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 30 cm. Người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 10 cm.
a) Hãy tính thể tích khối gỗ lúc chưa cắt.
b) Hãy tính thể tích khối gỗ còn lại sau khi đã cắt.
Giải các bài tập trên :
Bài 1 :
Dùng công thức tính thể tích khối lập phương ta được:
a) V = 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
b) V = 7 x 7 x 7 = 343 (cm3)
Bài 2 :
Dùng công thức tính thể tích khối lập phương ta được:
a) V = 5 x 5 x 5 = 125 (cm3)
b) V = 11 x 11 x 11 = 1331 (dm3)
Bài 3 :
Áp dụng công thức tính thể tích khối lập phương để tính thể tích hộp quà đó:
V = 20 x 20 x 20 = 8000 (cm3)
Bài 4 :
a) Thể tích khối gỗ lúc chưa cắt là :
V = 30 x 30 x 30 = 27000 (cm3)
b) (Để tính phần thể tích sau khi cắt cần tính phần thể tích đã cắt, sau đó lấy phần thể tích chưa cắt trừ đi phần đã cắt sẽ ra kết quả.)
Thể tích của khối gỗ bị cắt đi là:
V = 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
Thể tích phần còn lại của khối gỗ là:
27000 – 1000 = 26000 (cm3)
Vậy các bạn hãy nhớ công thức tính thể tích khối lập phương nhé: cạnh x cạnh x cạnh
Bài học trước:
Chu vi hình chữ nhật - Định nghĩa, công thức và các bài toán áp dụng đầy đủ nhất Công thức tính chu vi hình thoi Công thức tính diện tích hình thang Công thức tính chu vi hình vuông Công thức tính diện tích hình chữ nhật Công thức tính diện tích hình vuông Công thức tính chu vi hình chữ nhật Công thức tính diện tích hình tròn Chu vi hình tròn Tổng hợp toàn bộ kiến thức toán lớp 4 - đầy đủ nhất