video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 8) Bài 9: Đa giác Diện tích hình chữ nhật
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Đa giác. Đa giác đều
Diện tích hình chữ nhật
Bài tập vận dụng
Tóm tắt bài học
1. Đa giác. Đa giác đều
- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
 * Chú ý: Từ nay khi nói đến đa giác mà không chú ý gì thêm  thì ta quy ước đó là đa giác lồi
- Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
2. Diện tích hình chữ nhật
Diện tích đa giác
Số đo của một phần măt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương.
Đợn vị đo diện tích là  \(cm^2, dm^2, m^2 ...\)
Diện tích của 1 đa giác ABCDE kí kiêu là \(S_{ABCDE}\) hoặc là S
Tính chất
+ Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
+ Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật
S = a.b với  a là số đo chiều dài, b là số đo chiều rộng
Công thức tính diện tích hình vuông
S =  a2 với a là số đo 1 cạnh
Công thức tính diện tích hình tam giác
S = \(\frac{1}{2} \) h.a, với a là số đo cạnh đáy, h là chiều cao tương ứng với cạnh đáy
Với tam giác vuông
S = \(\frac{1}{2}\)a.b với a, b là số đo của hai cạnh góc vuông.



 
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học tiếp