1. Tổng quát:
Cho 2 đa thức A và B \((B\neq0)\)
Nếu có đa thức Q sao cho A = B . Q
Ta có phép chia hết A : B = Q hay \({\frac{A}{B}} = Q\)
A là đa thức bị chia
B là đa thức chia
Q là đa thức thương (gọi tắt là thương)
Tức là: đa thức A chia hết cho đa thức B.
2. Chia đơn thức cho đơn thức
Cho hai đơn thức \(ax^m\)
Nếu \(m \geq n\) thì phép chia \(ax^m\) cho \(bx^n\) là phép chia hết.
\(ax^m:bx^n = {\frac{a}{b}}x^{m-n }\)
Quy ước \(x^0 = 1\)
3. Chia đa thức cho đa thức (chia hết)
Để chia đa thức \(A = x^4+x^3+x+1\) cho đa thức \(B = x^2-x+1\)
Bước 1: Đặt tính chia, lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.
Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B . \((x^2)\) được dư thứ nhất.
Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.
Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích của B . \(2x\), ta được dư thứ hai.
Bước 5: Làm tương tự như trên, cho đến khi dư cuối cùng bằng 0 thì quá trình chia kết thúc.
4. Chia đa thức cho đa thức (có dư)
Khi chia đa thức A cho đa thức B,
* đa thức dư R phải bằng 0 (khi chia hết)
* hoặc R có bậc nhỏ hơn bậc của B (khi chia không hết)
Ta có đẳng thức: A = B . Q + R