video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 7 - Sách kết nối tri thức) Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận
Tóm tắt bài học

1. Đại lượng tỉ lệ thuận

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức:

\(y=ax\) (với hằng số a khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a.

Chú ý:  \(y=ax\)   suy ra   \(x=\frac{1}{a}y\)

Nếu \(y\) >tỉ lệ thuận với \(x\)> theo hệ số tỉ lệ \(a\)> thì \(x\) lệ thuận với \(y\) >theo hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{a}\)

Khi đó, ta nói \(x\) >và \(y\)> là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Nhận xét:

Nếu đại lượng \(y\)  tỉ lệ thuận với đại lượng \(x\) thì:

Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (và bằng hệ số tỉ lệ):

 \(\frac{y_1}{x_1}=\frac{y_2}{x_2}=\frac{y_3}{x_3}=...=a\)

Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này luôn bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia:

\(\frac{y_1}{y_2}=\frac{x_1}{x_2} ; \frac{y_1}{y_3}=\frac{x_1}{x_3};\frac{y_2}{y_3}=\frac{x_2}{x_3}\)
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
Thời lượng: 18 phút 0 giây
Bài học tiếp
Bài 23: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Thời lượng: 25 phút 0 giây