(Toán lớp 7 - Sách kết nối tri thức) Bài 14: Mặt phẳng tọa độ
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Mặt phẳng toạ độ
Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ
Bài tập vận dụng
Tóm tắt bài học
1. Mặt phẳng toạ độ - Trên mặt phẳng, nếu hai trục Ox, Oy vuông góc và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục số, thì ta gọi đó là hệ trục toạ độ Oxy. - Ox và Oy gọi là các trục toạ độ . - Trục nằm ngang Ox gọi là trục hoành. - Trục thẳng đứng Oy gọi là trục tung. - Giao điểm O gọi là gốc toạ độ. Mặt phẳng có hệ trục toạ độ - Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy.
2. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ
- Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm M xác định một cặp số (x_0; y_0) . Ngược lại mỗi cặp số (x_0; y_0) xác định vị trí của một điểm M. - Cặp số (x_0; y_0) gọi là toạ độ của điểm M; x_0 là hoành độ và y_0 là tung độ của điểm M.