Tóm tắt bài học
1. Phép công, phép trừ số thập phân
Quy tắc cộng hai số thập phân
Cộng hai số thập phân âm
\((-a)+(-b)=-(a+b) \) với \(a,b>0\)
Cộng hai số thập phân khác dấu
\((-a)+b=b-a\) với \(0 < a ≤ b\);
\((-a)+b=-(a-b)\) với \(0 < b < a\).
Lưu ý:
Hai số đối nhau luôn có tổng bằng 0.
\(a+(-a)=0\)
Phép cộng các số thập phân có các tính chất
- Tính chất giao hoán
- Tính chất kết hợp
- Cộng với số 0
2. Phép nhân số thập phân
Quy tắc nhân hai số thập phân
Nhân hai số thập phân cùng dấu
\((-a). (-b)=a . b\) với \(a, b>0\)
Nhân hai số thập phân khác dấu:
\((-a). b=a . (-b)=-(a . b)\) với \(a, b>0\)
Các tính chất của phép nhân số thập phân
- Giao hoán: \(a . b = b . a\)
- Kết hợp: \(a . (b . c) = (a . b) . c \)
- Nhân với số 1: \(a . 1 = a \)
- Phân phối: \(a . b + a . c = a . (b + c)\)
3. Phép chia số thập phân
Quy tắc chia hai số thập phân
Chia hai số thập phân cùng dấu
\((-a) : (-b)=a :b\) với \(a, b>0\)
Chia hai số thập phân khác dấu
\((-a) :b=a :(-b)=-(a :b)\) với \(a, b>0\)
4. Tính giá trị biểu thức với số thập phân
Thứ tự thực hiện các phép tính với số thập phân:
Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
Lũy thừa \(\rightarrow\) Nhân, chia \(\rightarrow\) Cộng, trừ
Đối với biểu thức có dấu ngoặc
( ) \(\rightarrow\) [ ] \(\rightarrow\) { } \(\rightarrow\) ngoài ngoặc