video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 11) Bài 16: Vectơ trong không gian
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Vectơ trong không gian
Bài tập vận dụng
Tóm tắt bài học
Vectơ trong không gian

1. Định nghĩa
Véctơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng. 
Kí hiệu \(\overrightarrow{AB}\) chỉ véctơ có điểm đầu A, điểm cuối B, đường thẳng AB gọi là giá. 
Véctơ còn đc kí hiệu là \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}\).
 
2. Các quy tắc về véc tơ
*  Quy tắc 3 điểm:
 \(\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AC}\)   
\(\overrightarrow{AC} - \overrightarrow{AB} = \overrightarrow{BC}\)
                                 
*  Quy tắc hình hình hành
Với hình hình hành ABCD ta có  \(\overrightarrow{AC} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AD}\)
*  Qui tắc hình hộp 
Nếu ABCD.A'B'C'D' là hình hộp thì \(\overrightarrow{AC'} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{AA'} = \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\)
* Qui tắc trọng tâm tứ diện
G là trọng tâm tứ diện ABCD khi và chỉ khi một trong hai điều kiện sau xảy ra:
1) \(\overrightarrow{GA} +\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GD} = \overrightarrow{0}\)                 
2) \(\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{MD}=4\overrightarrow{MG}\)    ,∀M

3. Ba véc tơ đồng phẳng 
Ba véc tơ được gọi là đồng phẳng nếu giá của chúng cùng song song với một mặt phẳng.
1) Ba véc tơ \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}\) đồng phẳng⇔ có các số m, n, p sao cho \(m\overrightarrow{a} + n\overrightarrow{b}+p\overrightarrow{c} = \overrightarrow{0}\)
2) Cho hai vec tơ \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\) không cùng phương, khi đó điều kiện cần và đủ để ba véc tơ \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}\) đồng phẳng là có các số m, n  sao cho \(\overrightarrow{c} = m\overrightarrow{b} + n\overrightarrow{b}\).
3) Nếu ba véc tơ \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}\) đồng phẳng thì mỗi \(\overrightarrow{d}\) có thể phân tích dưới dạng \(\overrightarrow{d} = m\overrightarrow{a} + n\overrightarrow{b}+p\overrightarrow{c}\)
Lưu ý: Ta có thể sử dụng điều kiện đồng phẳng của ba vec tơ để xét vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng:
Cho đường thẳng d và mp (P). 
Trong mp (P) lấy 2 đường thẳng \(d_1,d_2\)  cắt nhau.Trên 3 đường thẳng \(d_1,d_2, d\) lấy ba vec tơ \(\overrightarrow{u_1}, \overrightarrow{u_2}, \overrightarrow{u_3}\).
 + \(\overrightarrow{u_1}, \overrightarrow{u_2}, \overrightarrow{u_3}\)  đồng phẳng ⇔ d ∥ (P).
 +  \(\overrightarrow{u_1}, \overrightarrow{u_2}, \overrightarrow{u_3}\)  không đồng phẳng ⇔ \(d_3∩mp(d_1,d_2 )=M\).
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 25: Ôn tập chương 5- Đạo hàm
Thời lượng: 21 phút 50 giây
Bài học tiếp
Bài 17: Hai đường thẳng vuông góc
Thời lượng: 17 phút 9 giây