video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 11) Bài 10: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Các khái niệm cơ bản
Bài tập vận dụng
Tóm tắt bài học
1. Điểm, đường thẳng, mặt phẳng 
Điểm A thuộc đường thẳng a: A ∈ a, điểm B không thuộc đường thẳng a: B ∉ a
Đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (P):  a⊂(P).Điểm A ∈ a ⇒ A ∈ (P)
Đường thẳng b không nằm trong mặt phẳng (P): b ⊄ (P)
* Các cách xác định một mặt phẳng:
+ Mặt phẳng (ABC) xác định bởi 3 điểm phân biệt không thẳng hàng A, B, C.
+ Mặt phẳng (A,a) xác định bởi đường thẳng a và điểm A không nằm trên a.
+ Mặt phẳng (a, b) xác định bởi 2 đường thẳng cắt nhau a, b. 
 
2. Quy tắc biểu diễn hình không gian lên mặt phẳng
+ Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, đoạn thẳng là đoạn thẳng.
+ Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
+ Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng
+ Dùng nét liền để biểu diễn cho những đường nhìn thấy và nét đứt đoạn biểu diễn cho đường bị che khuất
 
3. Các tính chất thừa nhận
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
Tính chất 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Tính chất 3: Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng
Tính chất 4: Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
Tính chất 5: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất (gọi là giao tuyến) chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Tính chất 6: Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
 
4. Hình chóp và hình tứ diện
Hình chóp: Trong mặt phẳng (P) cho đa giác lồi \(A_1 A_2…A_n\). Lấy điểm S nằm ngoài (P). Nối S với các đỉnh \(A_1, A_2,…,A_n\). Hình gồm đa giác  \(A_1 A_2…A_n\) và n tam giác \(SA_1 A_2, SA_2 A_3, SA_n A_1\) được gọi là hình chóp \(S.A_1 A_2…A_n\)
Hình tứ diện: Cho 4 điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình gồm 4 tam giác ABC, ABD, ACD, BCD được gọi là hình tứ diện, ký hiệu là ABCD.
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 25: Ôn tập chương 5- Đạo hàm
Thời lượng: 21 phút 50 giây
Bài học tiếp