Tóm tắt bài học
1. Định nghĩa Phép đối xứng trục
Trong mặt phẳng cho đường thẳng d.
Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành điểm M' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng trục d, ký hiệu là \(Đ_d\).
\(Đ_d (M)=M'⇔\overrightarrow{M_0 M}=-\overrightarrow{M_0 M'}\), \(M_0\) là hình chiếu vuông góc của M lên d
Chú ý: M' đối xứng với M qua d, \(M_0\) là trung điểm của đoạn MM'
2. Biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục
\(M(x;y), M' (x';y')= Đ_d(M)\)
Nếu d là trục \(Ox\) thì: \(\begin{cases} x' =x \\y' = -y\end{cases}\)
Nếu d là trục \(Oy\) thì: \(\begin{cases} x' = -x \\y' = y\end{cases}\)
3. Tính chất của phép đối xứng trục - Bảo tồn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
+ Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng đoạn thẳng đã cho.
+ Biến tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.
+ Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
- Biến một đường thẳng thành đường thẳng
4. Cách tìm tọa độ M’ là ảnh của điểm M qua phép đối xứng trục d
+ Xác định phương trình đường thẳng ∆ qua M và vuông góc
với d
+ Xác định tọa độ điểm \(M_0\)=d∩∆
+ Tọa độ \(M_0\) là trung bình cộng tọa độ của M và M', từ đó
suy ra tọa độ M'.