Tóm tắt bài học
1. Dãy số
* Dãy số là tập hợp các giá trị của hàm số \(u(n)\), \(n ∈ N^*\) xếp theo thứ tự \(u(1), u(2), u(3),..., u(n)\), ...
+ Kí hiệu \(u(n)\) bởi \(u_n\) và gọi là số hạng thứ \(n\) hay số hạng tổng quát của dãy số, \(u_1\) gọi là số hạng đầu của dãy số.
+ Có thể viết dãy số dưới dạng khai triển \(u_1,u_2,…,u_n,\)… hoặc dạng rút gọn \((u_n)\).
*Người ta thường cho dãy số theo các cách:
+ Cho số hạng tổng quát \(u(n)\).
+ Cho bằng công thức truy hồi, tức là:
- Cho một vài số hạng đầu của dãy
- Cho hệ thức biểu thị số hạng tổng quát qua các số hạng đứng trước nó.
2. Dãy số tăng, dãy số giảm
* Dãy số \((u_n)\) gọi là tăng nếu \(u_n < u_{n+1}\) \(∀n∈N^*\),
gọi là giảm nếu \(u_n>u_{n+1}\) \(∀n∈N^*\).
* Để xét tính đơn điệu của dãy số \((u_n)\) , ta xét \(H=u_{n+1}-u_n\).
+ Nếu \(H>0\) \(∀n∈N^*\)⇒ dãy \( (u_n)\) tăng;
+ Nếu \(H<0\) \(∀n∈N^*\)⇒ dãy \((u_n)\) giảm.
* Khi \(u_n>0\) \(∀n∈N^*\), ta có thể xét \(T=\frac{u_{n+1}}{u_n}\) .
+ Nếu \(T>1\) \(∀n∈N^*\)⇒ dãy \((u_n)\) tăng;
+ Nếu \(T < 1\) \(∀n∈N^*\)⇒ dãy \((u_n)\) giảm.
3. Dãy số bị chặn
* Dãy số \((u_n)\) gọi là bị chặn trên nếu có một số thực \(M\) sao cho: \( u_n < M\)\(∀n∈N^*\).
* Dãy số \((u_n)\) gọi là bị chặn dưới nếu có một số thực \(m\) sao cho: \(u_n > m\) \(∀n∈N^*\).
* Dãy số vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới gọi là bị chặn, tức là tồn tại số thực dương \(M\) sao cho: \(|u_n | < M\) \(∀n\)