(Toán lớp 10) Bài 5: Hệ trục tọa độ Phần 2
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Biểu thức tọa độ của phép toán vectơ
Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm của tam giác
Tóm tắt bài học
III. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA CÁC PHÉP TOÁN VECTƠ
Cho \(\overrightarrow{u}(x;y); \overrightarrow{u'}(x';y')\)và số thực k. Khi đó ta có:
1)\(\overrightarrow{u} = \overrightarrow{u'} \Leftrightarrow \begin{cases} x = x'\\ y = y' \end{cases}\)
2)\(\overrightarrow{u}\)± \(\overrightarrow{u'}\)= \((x\pm{x'}; y \pm{y'})\)
3) \(k\overrightarrow{u} = (kx;ky);\).
4) \(\overrightarrow{u'}\) cùng phương \(\overrightarrow{u}\) (\(\overrightarrow{u}\) ≠ \(\overrightarrow{0}\)) khi và chỉ khi tồn tại số k sao cho
\(\begin{cases} x' = kx\\ y' = ky \end{cases}\)
5) Cho \(A(x_A ; y_A ), B(x_B ; y_B )\) thì \(\overrightarrow{AB} =(x_B-x_A ; y_B-y_A )\).
IV. TỌA ĐỘ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG VÀ TỌA ĐỘ TRỌNG TÂM CỦA TAM GIÁC M là trung điểm của đoạn \(AB ⇔ M(\frac{x_A+x_B}{2};\frac{y_A+y_B}{2})\) .
G là trọng tâm tam giác ABC ⇔ \(G(\frac{x_A+x_B+x_c}{3};\frac{y_A+y_B+y_c}{3})\).