Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Vật lý lớp 9

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kinh hội tụ

1. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

- Đối với thấu kính hội tụ:

- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, người chiều với vật. Khi vật ở rất xa thấu kính cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự

- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật

- Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính, ở rất xa thấu kính, cho ảnh tại tiêu điểm của thấu kính. Chùm tia phát ra từ điểm sáng này chiếu tới mặt thấu kính được coi là chùm song song với trục của thấu kính

- Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với chục chính

2. Cách dựng ảnh

2.1 Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ

- S là một điểm sáng đặt trước thấu kính hội tụ. Chùm sáng từ S phát ra, sau khi khúc xạ qua thấu kính, cho chùm tia ló hội tụ tại ảnh S' của S. Để xác định vị trí của S', chỉ cần vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đã học

2.2 Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ

- Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kinh hội tụ. Muốn dựng ảnh A'B' của AB qua thấu kính, chỉ cần dựng ảnh B' của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B' hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A' của A.

 


Học Tin Học