Bài 39: Tổng kết chương II : Điện từ học - Vật lý lớp 9

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết tổng kết chương II: Điện từ học

1. Muốn biết ở một điểm A trong không gian có từ trường hay không, ta làm như sau: Đặt tại A một kim nam châm,  nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có điện trường

2. Cách để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cữu: Đặt thành thép trong lòng ống dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua

3. Quy tắc tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện phát biể như sau: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện thì chiều ngón cái choãi ra 90o là chỉ chiều của lực điện từ

4. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn:  Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên

5. Khi khung dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm vĩnh cửu thì trong dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng vì có sự biến thiên đường sức từ qua tiết diện của khung dây

6. Cho một nam châm thẳng mà các chữ chỉ tên cực của nam châm đã bị mất, để xác định được cực Bắc của nam châm đó thì ta đưa một đầu Bắc của nam châm khác lại gần nam châm bị mờ tên cực, nếu hai đầu nam châm đẩy nhau thì đó là cực Bắc, còn nếu chúng hút nhau thì đó là cực Nam và đầu còn lại là cực Bắc

7. Quy tắc nắm bàn tay phải

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra là chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

8. Hai loại máy phát điện xoay chiều có điểm giống nhau là đều gồm hai bộ phận chính là một nam châm và cuộn dây dẫn

Điểm khác nhau là một loại máy phát điện có bộ phận quay (rôto) là nam châm, bộ phận đứng yên (stato) là cuộn dây. Một loại máy phát điện xoay chiều khác có bộ phận quay là cuộn dây và bộ phận đứng yên là nam châm

9. Hai bộ phận chính của động cơ điện một chiều là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên stato) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay rôto). Khi đặt khung dây dẫn trong từ trừng và cho dòng điện chạy qua khung dây thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay

 


Học Tin Học