Giúp học sinh củng cố kiến thức Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học - Vật lý 8 qua bài tập trắc nghiệm.
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật làm mốc
- Ví dụ xe cộ đang chạy chuyển động so với nhà ở bên đường
- Máy bay bay trên trời chuyển động so với cái cây ở dưới mặt đất
2. Ví dụ một vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác: máy bay đang bay trên trời, hành khách ngồi trên ghế máy bay thì hành khách chuyển động so với ngôi nhà dưới mặt đất nhưng đứng yên so với máy bay
3. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động
4. Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian
- Công thức tính vận tốc trung bình: $v_{tb}=\frac{s}{t}$ trong đó s là quãng đường vật đi được trong thời gian t
5. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Ví dụ khi một xe máy đang chạy,bóp phanh thì lực ma sát giữa má phanh và bánh xe làm cho vận tốc của xe giảm dần tới khi dừng lại hẳn
6. Lực là một đại lượng vectơ có độ lớn, phương và chiều. Biểu diễn lực bằng vectơ có gốc tại điểm đặt của lực, phương và chiều cùng với phương, chiều của lực; độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước
7. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cùng độ lớn, phương nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng nếu đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên, nếu đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thẳng đều
8. Lực ma sát xuất hiện khi có sự trượt, lăn hoặc tiếp xúc giữa hai bề mặt
Ví dụ cọ xát hai tay vào nhau gây ra lực ma sát. Bánh xe đạp đang đi trên đường có gây ra lực ma sát lăn với mặt đường
9. Hai ví dụ vật có quán tính
+ Một người đang ngồi trên xe ô tô đi thẳng, ô tô rẽ trái thì người đó sẽ bị nghiêng người sang phải
+ Một người ngồi trên ô tô đang đứng yên, xe chuyển động về phía trước thì người đó sẽ bị ngả người về phía sau
10. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và diện tích của mặt chịu tác dụng lực
Công thức tính áp suất $p=\frac{F}{S}$ đơn vị là Pa hoặc N/m2
11. Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và độ lớn bằng trọng lượng của vật
12. Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng là:
+ Vật chìm xuống: lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật $F_{A} < P $
+ Vật nổi lên: lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật $F_{A} > P $
+ Vật lơ lửng: lực đẩy Ác-si-mét bằng hơn trọng lượng của vật $F_{A} = P $
13. Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp lực có tác dụng làm cho vật chuyển dời
14. Biểu thức tính công cơ học: $A=F.s$ với A là công cơ học, F là lực tác dụng (N), s là quãng đường vật dịch chuyển được (m). Đơn vị công là jun (J)
15. Định luật về công: không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, nếu lợi bao nhiêu lần về đường đi thì thiệt bấy nhiêu lần về lực và ngược lại
16. Công suất cho ta biết công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
17. Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
- Ví dụ: một quả bóng rơi từ một độ cao 5 mét xuống đất thì thế năng sẽ chuyển hóa thành động năng, và cơ năng được bảo toàn
- Con lắc đơn di chuyển quanh vị trí cân bằng, cơ năng được bảo toàn trong khi thế năng và động năng chuyển hóa lẫn nhau