Luyenthi123.com cung cấp nội dung ôn tập kiến thức Vật lý 6, Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi
- Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi, nên khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ.
-Vận dụng:
+ Hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: hơi nước bốc hơi lên trên cao gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ thành hơi nước và dần tạo thành những đám mây gây mưa, một ví dụ khác về sự ngưng tụ là khi mùa đông, hà hơi vào mặt gương một lúc sẽ thấy các giọt nước li ti ngưng đọng ở trên mặt gương.
+ Vào ban đêm nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí sẽ ngưng đọng trên các lá cây khi sáng sớm dậy ta sẽ thấy những giọt nước li ti đọng trên lá cây
+ Rượu đựng trong chai sẽ cạn dần nếu không được nút kín, vì rượu rất dễ bay hơi.