Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ - Vật lý 6

Luyenthi123.com cung cấp nội dung ôn tập kiến thức Vật lý 6, Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết sự bay hơi và sự ngưng tụ

1. Sự bay hơi

1.1 Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi

- Hiện tượng nước biển thành hơi (nước bay hơi)

- Không phải chỉ có nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi ví dụ thủy ngân, xăng, dầu

1.2 Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng

- Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn

- Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn

- Diện tích mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn

- Vận dụng: khi trồng chuối hay mía, người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước của cây qua bề mặt lá, giữ nước cho cây. Một ví dụ khác, khi làm muối, nước trong nước biến bay hơi, còn muối đóng lại trên ruộng. Thời tiết càng nóng và có gió mạnh thì muối càng nhanh được thu hoạch


Học Tin Học