Nắm được các khái niệm: Tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. Nắm được các công thức tính diện tích mặt cầu và công thức tính thể tích hình cầu.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu.
- Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo nên mặt cầu
- Điểm O được gọi là tâm; R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó
- Khi cắt hình cầu bán kính R bởi một mặt phẳng, ta được một hình tròn.
- Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng, ta được một đường tròn.
+ Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đó đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn)
+ Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.
Ví dụ: Trái Đất được xem như một hình cầu, xích đạo là một đường tròn lớn.
Với R là bán kính; d là đường kính của mặt cầu, ta có diện tích mặt cầu là:
$S=4 \pi R^2= \pi d^2$
Ví dụ: Diện tích mặt cầu là $400cm^2$ .Tính bán kính của mặt cầu?
Giải:
Bán kính của mặt cầu là:
$R=\sqrt{\frac{S}{4\pi}}\\ =\sqrt{\frac{100}{\pi}}\\ =\frac{10}{\sqrt{\pi}}(cm)$
Thể tích hình cầu bán kính R là:
$V=\frac{4}{3}\pi R^3$
Ví dụ: Tính thể tích hình cầu có bán kính R = 3cm
Giải:
Thể tích hình cầu có bán kính R = 3cm là:
$V=\frac{4}{3}\pi R^3\\ =\frac{4}{3}\pi.3^3\\ =36\pi(cm^3) $