Nhận biết góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có 1 cung bị chắn. Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
a. Định nghĩa
Góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn được gọi là góc ở tâm.
- Nếu $0^0 < \alpha < 180^0$ thì cung nằm bên trong góc được gọi là cung nhỏ, cung nằm bên ngoài góc được gọi là cung lớn.
- Nếu $\alpha = 180^0$ thì mỗi cung là nửa đường tròn
- Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. Góc bẹt chắn nửa đường tròn.
b. Ví dụ: $\widehat{AOB}$ là góc ở tâm. Cung $\stackrel\frown{AnB}$ là cung nhỏ. Cung $\stackrel\frown{AmB}$ là cung lớn.
Cung $\stackrel\frown{CD}$ chắn nửa đường tròn.
a. Định nghĩa
- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó
- Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)
- Số đo của nửa đường tròn bằng 1800
Kí hiệu: Số đo cung AB: $sđ\stackrel\frown{AB}$
Ví dụ: Cho góc $\alpha=80^0$ là góc ở tâm như hình vẽ. Tính số đo cung lớn
Ta có: $sđ\stackrel\frown{AnB}=\alpha=80^0$
Khi đó số đo cung lớn là:
$sđ\stackrel\frown{AmB}=360^0-sđ\stackrel\frown{AnB}\\ sđ\stackrel\frown{AmB}=360^0-80^0=280^0$
b. Chú ý:
- Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 1800
- Cung lớn có số đo lớn hơn 1800
- Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có cung không với số đo 00 và cung cả đường tròn có số đo 3600
Ta chỉ so sánh hai cung trong cùng một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau. Khi đó:
- Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau
- Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
- Kí hiệu: $\stackrel\frown{AB}=\stackrel\frown{CD};\stackrel\frown{EF}>\stackrel\frown{GH}\Leftrightarrow \stackrel\frown{GH}<\stackrel\frown{EF}$
Định lý
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì: $sđ \stackrel\frown{AB} = sđ \stackrel\frown{AC} + sđ \stackrel\frown{CB}$