Đường tròn, đường kính và dây cung - Toán lớp 9

Nắm được định nghĩa về đường tròn, đường kính, dây cung, sự xác định một đường tròn.Nắm vững hai định lí về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm. Vận dụng định lí trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính vuông góc với dây.

video bài giảng Đường tròn, đường kính và dây cung Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết - Đường tròn, đường kính và dây cung

1. Đường tròn

\n<title></title> \n<title></title>

a. Định nghĩa

Đường tròn tâm O bán kính R (với R > 0) là hình gồm điểm O và tập hợp các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.
b. Tính chất đường tròn
•    Qua 3 điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.
•    Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
•    Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn. 
c. Vị trí tương đối của 1 điểm với đường tròn
•    M nằm trên đường tròn $(O, R)\Leftrightarrow  OM = R$
•    M nằm trong đường tròn $(O, R)\Leftrightarrow  OM < R$
•    M nằm ngoài đường tròn  $(O, R)\Leftrightarrow  OM > R$

Ví dụ. Cho đường tròn (O; 3 cm). Xét vị trí tương đối của các điểm sau đối với đường tròn O:

- Điểm A biết OA = 3cm

- Điểm B sao cho OB = 2cm

- Điểm C sao cho OC = 7cm

Giải:

Ta thấy: OA = R (=3cm) nên điểm A nằm trên đường tròn (O; 3cm)

OB < R (vì 2cm< 3cm) nên điểm B nằm trong đường tròn (O; 3cm)

OC > R (vì 7cm > 3cm) nên điểm C nằm ngoài đường tròn (O; 3cm)

2. Đường kính và dây của đường tròn

 

a. So sánh độ dài của đường kính và dây

Định lý 1: Trong các dây cung của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

Ví dụ:Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và dây cung AC (AC không đi qua tâm). Khi đó AB > AC

b. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây

Định lý 2: Trong một đường tròn, nếu đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy

Ví dụ: Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và dây cung MN. Nếu$AB\perp MN$    tại H thì  H là trung điểm của MN

\n<title></title> \n<title></title>

Định lý 3: Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy

Ví dụ: Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và dây cung MN (dây MN không đi qua tâm). Nếu AB đi qua trung điểm H của MN thì $AB\perp MN$    tại H

\n<title></title> \n<title></title>


Học Tin Học