Nắm được định nghĩa, kí hiệu căn bậc hai số học của số không âm. Biết được liên hệ của phép khai phương với quan hệ thứ tự và dùng liên hệ này để so sánh các số.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
a. Khái niệm: Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho $x^2=a$
Ví dụ: Căn bậc hai của $9$ là $3$ và $-3$ vì $3^2=9$ và $(-3)^2=9$
b. Tính chất:
- Số âm không có căn bậc hai
- Số 0 chỉ có một căn bậc hai là 0. Ta viết: $\sqrt{0}=0$
- Số dương a có đúng hai căn bậc hai là $\pm\sqrt{a}$
a. Khái niệm: Với một số dương a, số căn bậc hai không âm duy nhất $\sqrt{a}$ được gọi là căn bậc hai số học của a. Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0
Ví dụ: Căn bậc hai số học của 16 là $\sqrt{16}(=4)$ ; căn bậc hai số học của 3 là $\sqrt{3}$ ; căn bậc hai số học của 0 là $\sqrt{0}$
b. Chú ý: Với $a\geq0$ , ta có: $x=\sqrt{a}\Leftrightarrow\begin{cases}x\geq0\\x^2=a\end{cases}$
Ví dụ: Tìm căn bậc hai số học của 49
Giải:
$\sqrt{49}=7$ vì $\begin{cases}7\geq0\\7^2=49\end{cases}$
Lưu ý: Từ nay về sau, khi nhắc tới căn bậc hai ta hiểu đó là căn bậc hai số học. Phép tìm căn bậc hai số học của một số không âm còn được gọi là phép khai phương
Định lý: Với hai số a và b không âm, ta có: $a>b\Leftrightarrow\sqrt{a}>\sqrt{b}$
Ví dụ 1: So sánh: $4$ và $\sqrt{15}$
Giải:
Vì $16>15$ nên $\sqrt{16}>\sqrt{15}$ . Vậy $4$ $>\sqrt{15}$
Ví dụ 2: So sánh $1$ và $\sqrt{3}-1$
Giải:
Ta có: $4>3$ nên:
$\sqrt{4}>\sqrt{3}\Rightarrow2>\sqrt{3}\\\n\Rightarrow(2-1)>(\sqrt{3}-1)\\\n\Rightarrow1>\sqrt{3}-1$
Vậy $1>\sqrt{3}-1$