Biết được cơ sở của việc đưa thừa số ra ngoài dấu căn và đưa thừa số vào trong dấu căn. Nắm được các kĩ năng đưa thừa số vào trong hay ra ngoài dấu căn. Biết vận dụng các phép biến đổi trên để so sánh hai số và rút gọn biểu thức.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
a. Công thức
$\sqrt{A^2.B}=\sqrt{A^2}.\sqrt{B}=|A|.\sqrt{B}\,\,\,với\,\,B\geq0 \\|A|.\sqrt{B}=\begin{cases}A.\sqrt{B}\,\,\,(A\geq0;\,\,B\geq0)\\-A.\sqrt{B}\,\,\,(A\leq0;\,\,B\geq0)\end{cases}$
b. Phương pháp giải
- Đối với biểu thức số: Chia các số trong căn với các số chính phương
- Đối với biểu thức chứa biến: Tách các biểu thức chứa biến dưới dấu căn thành tích của lũy thừa bậc chẵn
c. Ví dụ
Ví dụ 1: Rút gọn biểu thức: $\sqrt{2}+\sqrt{8}+\sqrt{50}$
Giải: $\sqrt{2}+\sqrt{8}+\sqrt{50}=\sqrt{2}+\sqrt{2.2^2}+\sqrt{2.5^2}=\sqrt{2}+2\sqrt{2}+5\sqrt{2}=8\sqrt{2}$
Ví dụ 2: Đưa thừa số ra ngoài dấu căn: $\sqrt{28b^3}\,\,\,với\,\, b\geq0$
Giải: $\sqrt{28b^3}=\sqrt{2^2.7.b^2.b}=\sqrt{(2.b)^2.7.b}=|2b|.\sqrt{7b}=2b.\sqrt{7b}$ vì $b\geq0$
a. Công thức
- Với $A\geq0;\,\,B\geq0$ thì $A.\sqrt{B}=\sqrt{A^2}.\sqrt{B}=\sqrt{A^2.B}$
- Với $A<0;\,\,B\geq0$ thì $A.\sqrt{B}=-\sqrt{A^2}.\sqrt{B}=-\sqrt{A^2.B}$
b. Phương pháp giải
Bước 1: Viết $A\geq0$ thành $\sqrt{A^2}$
Bước 2: Áp dụng quy tắc: $\sqrt{A}.\sqrt{B}=\sqrt{A.B}$
Bước 3: Rút gọn biểu thức trong căn
c. Ví dụ
Ví dụ 1: Đưa thừa số vào trong dấu căn
a) $3\sqrt{5}$ b) $-7\sqrt{2}$
Giải
a) $3\sqrt{5}=\sqrt{3^2}.\sqrt{5}=\sqrt{3^2.5}=\sqrt{45}$
b) $-7\sqrt{2}=-\sqrt{7^2}.\sqrt{2}=-\sqrt{7^2.2}=-\sqrt{98}$
Ví dụ 2. Đưa thừa số vào trong dấu căn
a) $5a^2.\sqrt{3a}\,\,\,(a\geq0)$ b) $-3a^2.\sqrt{ab}\,\,\,(a.b\geq0)$
Giải
a)
$5a^2.\sqrt{3a}\\\n=\sqrt{(5a^2)^2}.\sqrt{3a}\\\n=\sqrt{(5a^2)^2.3a}\\\n=\sqrt{75.a^5}$ với $a\geq0$
b)
$-3a^2.\sqrt{ab}\\\n=-\sqrt{(3a^2)^2}.\sqrt{ab}\\\n=-\sqrt{(3a^2)^2.ab}\\\n=-\sqrt{9a^5b}$ với $a\geq0;b\geq0$
a. Công thức
Với $A.B\geq0;\,\,B\neq0$ thì $\sqrt{\frac{A}{B}}=\sqrt{\frac{A.B}{B^2}}=\frac{\sqrt{A.B}}{\sqrt{B^2}}=\frac{\sqrt{A.B}}{|B|}$
b. Ví dụ
Ví dụ 1. Khử mẫu của biểu thức lấy căn $\sqrt{\frac{4}{5}}$
Giải:
$\sqrt{\frac{4}{5}}\\\n=\sqrt{\frac{4.5}{25}}\\\n=\frac{\sqrt{20}}{\sqrt{25}}\\\n=\frac{\sqrt{20}}{5}$
Ví dụ 2. Khử mẫu của biểu thức lấy căn $\sqrt{\frac{3}{2a}}$ với a > 0
Giải:
$\sqrt{\frac{3}{2a}}\\\n=\sqrt{\frac{3.2a}{(2a)^2}}\\\n=\frac{\sqrt{6a}}{\sqrt{(2a)^2}}\\\n=\frac{\sqrt{6a}}{2a}$ vì a > 0
a) Với các biểu thức A; B mà B > 0, ta có: $\frac{A}{\sqrt{B}}=\frac{A.\sqrt{B}}{B}$
Ví dụ 1: Trục căn thức ở mẫu $\frac{5}{3\sqrt{7}}$
Giải: $\frac{5}{3\sqrt{7}}=\frac{5.\sqrt{7}}{3.7}=\frac{5\sqrt{7}}{21}$
Ví dụ 2: Trục căn thức ở mẫu $\frac{2}{\sqrt{b}}$ với b > 0
Giải: $\frac{2}{\sqrt{b}}=\frac{2\sqrt{b}}{b}$ với b > 0
b) Với các biểu thức A; B; C mà $A\geq0;\,\,A\neq B^2$ ta có: $\frac{C}{\sqrt{A} \,\pm\,B}=\frac{C.(\sqrt{A}\,\mp\,B)}{A-B^2}$
Ví dụ 1: Trục căn thức ở mẫu $\frac{5}{5-2\sqrt{3}}$
Giải:
$\frac{5}{5-2\sqrt{3}}\\\n=\frac{5.(5+2\sqrt{3})}{5^2-(2\sqrt{3})^2}\\\n=\frac{25+10\sqrt{3}}{13}$
Ví dụ 2: Trục căn thức ở mẫu $\frac{2a}{1+\sqrt{a}}$ với a > 0
Giải: $\frac{2a}{1+\sqrt{a}}=\frac{2a(1-\sqrt{a})}{1-a}$ với a > 0
c) Với A; B; C là các biểu thức mà $A\geq0;\,\,B\geq0;\,\,A\neq B$ ta có: $\frac{C}{\sqrt{A} \,\pm\,\sqrt{B}}=\frac{C.(\sqrt{A}\,\mp\,\sqrt{B})}{A-B}$
Ví dụ 1. Trục căn thức ở mẫu $\frac{4}{\sqrt{7}+\sqrt{5}}$
Giải:
$\frac{4}{\sqrt{7}+\sqrt{5}}=\frac{4(\sqrt{7}-\sqrt{5})}{7-5}\\\n=\frac{4(\sqrt{7}-\sqrt{5})}{2}\\\n=2.(\sqrt{7}-\sqrt{5})$
Ví dụ 2. Trục căn thức ở mẫu $\frac{6a}{2\sqrt{a}-\sqrt{b}}$ với a > 0; b > 0
Giải: $\frac{6a}{2\sqrt{a}-\sqrt{b}}=\frac{6a(2\sqrt{a}+\sqrt{b})}{4a-b}$