Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối - Toán lớp 8

Học sinh biết giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Biết cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng |ax| và |x+a|. Học sinh hình thanh kỹ năng giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng: |ax| = cx + d và |x+a| = cx + d

video bài giảng Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết phương trình chưa dấu giá trị tuyệt đối

1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của số a, được kí hiệu là $| a |$, ta định nghĩa như sau:

                                           $| a |=\begin{cases}a & khi & a \geq 0\\-a & khi& a < 0\end{cases}$

Ví dụ: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn biểu thức sau:

a) $A = | x - 1 | + 3 - x $ khi $x ≥ 1.$

b) $B = 3x - 1 + | - 2x |$ khi $x < 0.$

Giải:

a) Khi $x ≥ 1$ ta có $x - 1 ≥ 0$ nên $| x - 1 | = x - 1$

Do đó $A = | x - 1 | + 3 - x = x - 1 + 3 - x = 2.$

b) Khi $x < 0$ ta có $- 2x > 0$ nên $| - 2x | = - 2x$

Do đó $B = 3x - 1 + | - 2x | = 3x - 1 - 2x = x - 1.$

2. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

a) Phương pháp chung

Bước 1: Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối để loại bỏ dấu giá trị tuyệt đối

Bước 2: Giải các bất phương trình không có dấu giá trị tuyệt đối

Bước 3: Chọn nghiệm thích hợp trong từng trường hợp đang xét

Bước 4: Kết luận nghiệm

b) Một số dạng cơ bản

Dạng1$| A |=B\Leftrightarrow\begin{cases}A\geq0 & \\A=B& \end{cases}$ hay  $\begin{cases}A

                             

                 hoặc $\Leftrightarrow\begin{cases}B\geq0 &\\A=B & \end{cases}$ hay $\begin{cases}B\geq0 &\\A=-B & \end{cases}$

Dạng 2:  $| A | = | B | ⇔ A = B$ hay $A = - B.$

Dạng3:  Phương trình có chứa nhiều dấu giá trị tuyệt đối

+ Xét dấu các biểu thức chứa ẩn nằm trong dấu GTTĐ.

+ Chia trục số thành nhiều khoảng sao cho trong mỗi khoảng, các biểu thức nói trên có dấu xác định.

+ Xét từng khoảng, khử các dấu GTTĐ, rồi giải PT tương ứng trong trường hợp đó.

+ Kết hợp các trường hợp đã xét, suy ra số nghiệm của PT đã cho.

Ví dụ: Giải bất phương trình $| 4x | = 3x + 1$

Giải:

Ta có $| 4x | = 3x + 1$

+ Với $x ≥ 0$ ta có $| 4x | = 4x$

Khi đó phương trình trở thành $4x = 3x + 1$

                                                $⇔ 4x - 3x = 1 ⇔ x = 1.$

Giá trị $x = 1$ thỏa mãn điều kiện $x ≥ 0$, nên 1 là một nghiệm của phương trình đã cho

+ Với $x < 0$ ta có $| 4x | = - 4x$

Khi đó phương trình trở thành $- 4x = 3x + 1$

                                               $⇔ - 4x - 3x = 1 ⇔ - 7x = 1 ⇔ x = - \frac{1}{7}$

Giá trị $x = - \frac{1}{7}$ thỏa mãn điều kiện $x < 0$, nên $x = - \frac{1}{7}$ là một nghiệm cần tìm.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { $-\frac{1}{7}$;1 }.
 


Học Tin Học