Ôn tập lại các khái niệm đa giác lồi, đa giác đều. Củng cố các kiến thức và các dạng toán liên quan tới các vấn đề của đa giác: cạnh, góc, đường chéo... Áp dụng các công thức tính hình thang, hình chữ nhật, hình vuông, tam giác, hình thoi và một số đa giác đơn giản khác. Vận dụng vào một số bài toán chứng minh có liên quan tới diện tích và công thức tính diện tích các đa giác đã học.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
Tổng các góc của đa giác n cạnh bằng $(n - 2).180^0.$
Mỗi góc của đa giác đều n cạnh bằng $\frac{(n-2).180^0}{2}$
Số các đường chéo của đa giác n cạnh bằng $\frac{n(n-3)}{2}$
Diện tích tam giác bằng nửa tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó: $S = \frac{1}{2}.a.h.$
Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông: $S = \frac{1}{2}.a.b.$
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó: $S = ab.$
Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó: $S = a^2.$
Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao: $S = \frac{1}{2}.(a + b)h.$
Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó: $S = ah$.
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo: $S = \frac{1}{2}.d_1d_2.$