Những hằng đẳng thức đáng nhớ (phần 3) - Toán lớp 8

Học sinh nắm được và biết cách vận dụng hai hằng đẳng thức cuối.

video bài giảng Những hằng đăng thức đáng nhớ phần 3 Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Nhũng hằng đẳng thức đáng nhớ (phần 3)

6. Tổng hai lập phương

Tổng của lập phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức đó.

                           $A^3+B^3=(A+B)(A^2-AB+B^2)$

Ví dụ: Tính $8x^3+27$

$8x^3+27=(2x)^3+3^3=(2x+3)(4x^2-6x+9)$.

7. Hiệu hai lập phương

Hiệu của lập phương hai biểu thức bằng tích của hiệu hai biểu thức và bình phương thiếu của tổng hai biểu thức đó.
   

                           $A^3-B^3=(A-B)(A^2+AB+B^2)$

Ví dụ: Tính $64x^3-125$

$64x^3-125=(4x)^3-5^5=(4x-5)(16x^2+20x+25)$.

Ta có bảy hằng đẳng thức đáng nhớ:

           $(A+B)^2=A^2+2AB+B^2$

          $(A-B)^2=A^2-2AB+B^2$

          $A^2-B^2=(A+B)(A-B)$

         $(A+B)^3=A^3+3A^2B+3AB^2+B^3$

         $(A-B)^3=A^3-3A^2B+3AB^2-B^3$

         $A^3+B^3=(A+B)(A^2-AB+B^2)$

         $A^3-B^3=(A-B)(A^2+AB+B^2)$


Học Tin Học