Học sinh nắm được và biết cách vận dụng 3 hằng đẳng thức đầu tiên.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
1. Bình phương của một tổng
Bình phương của tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất cộng hai lần tích hai biểu thức đó cộng bình phương biểu thức thứ hai.
$(A+B)^2=A^2+2AB+B^2$, A ,B là biểu thức tùy ý.
Ví dụ: $(x+2)^2=x^2+2.x.2+2^2=x^2+4x+4$
2. Bình phương của một hiệu
Bình phương của hiệu hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất trừ hai lần tích hai biểu thức đó cộng bình phương biểu thức thứ hai.
$(A-B)^2=A^2-2AB+B^2$, A ,B là các biểu thức tùy ý.
Ví dụ: $(3x-1)^2=(3x)^2-2.3x.1+1^2=9x^2-6x+1$
3. Hiệu hai bình phương
Hiệu của bình phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và hiệu hai biểu thức.
$A^2-B^2=(A+B)(A-B)$, A, B là các biểu thức tùy ý.
Ví dụ: $x^2-9=x^2-3^2=(x+3)(x-3)$
Dạng 1: Tìm x
Phương pháp: Sử dụng các hằng đảng thức và phép nhân đa thức để biến đổi đưa về dạng tìm $x $ thường gặp.
Dạng 2: Rút gọn biểu thức
Phương pháp: Sử dụng các hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi.
Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
Phương pháp: Sử dụng hằng đẳng thức để đánh giá biểu thức đã cho
Chú ý: $(A+B)^2+m\geq m; (A-B)^2+m\geq m$, với mọi A, B
$-(A+B)^2+m\leq m; -(A-B)^2+m\leq m$, với mọi A, B
Dạng 4: So sánh hai số
Phương pháp: Sử dụng hằng đẳng thức để biến đổi và so sánh.
thường dùng $(A+B)(A-B)=A^2-B^2$ để biến đổi.