Nhân đơn thức với đa thức - Toán lớp 8

Học sinh hiểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức

video bài giảng Nhân đơn thức với đa thức Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết nhân đơn thức với đa thức

1. Quy tắc nhân đơn thức với đa thức

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Công thức:​​​​ A(B+C) = AB + AC với A, B, C là các đa thức.

Nhắc lại:

 $​​a^{m}.a^{n}=a^{m+n},m,n \in N$

 $a^{m}:a^{n}=a^{m-n},(m\geq n)$

$(a^{m})^n=a^{mn}$

 $(a.b)^m=a^m.a^m$

 $({a \over b})^m ={a^m \over b^m}(b\neq0)$

2. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Làm tính nhân

Ví dụ:

$3x.(3x^2-2x+3)$

$=3x.3x^2-3x.2x+3x.3$

$=9x^3-6x^2+9x$

Dạng 2: Rút gọn và tính giá trị biểu thức

Ví dụ:

 $A=x(x-y)+y(x+y)$, tại $x=-6,y=8$

       $A=x.x-x,y+y.x+y.y$

      $A=x^2-xy+yx+y^2=x^2+y^2$

thay $ x=-6,y=8$ vào A ta được giá trị biểu thức $​​A=(-6)^2+8^2=100$

Dạng 3: Tìm  x

Ví dụ:

 $3x.(12x+4)-9x(4x-3)=30$

       $↔36x^2+12x-36x^2+27x=30$

       $↔39x=30$

       $\Leftrightarrow x= {30 \over 39} = {10 \over 13} $

 


Học Tin Học