Kiểm tra đánh giá học sinh về kiến thức đã học ở học kỳ II gồm cả đại số và hình học. Phần kiến thức đại số gồm: Phương trình bậc nhất một ẩn và bất phương trình bậc nhất một ẩn. Phần hình học gồm hai chương: Tam giác đồng dạng và hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Câu 1: Cho hai phương trình : $x(x - 1)$ (I) và $3x - 3 = 0$(II)
A/ (I)tương đương (II)
B/ (I) là hệ quả của phương trình (II)
C/ (II) là hệ quả của phương trình (I)
D/ Cả ba đều sai
Câu 2: Cho biết $2x - 4 = 0.$Tính $3x - 4 $ bằng:
A/ 0 B/ 2 C/ 17 D/ 11
Câu 3: Để biểu thức $(3x + 4) - x$ không âm giá trị của $x$ phải là :
A/ $x ≥ -2 $ B/ $-x ≥ 2 $ C/ $x ≥ 4 $ D/ $x ≤ -4$
Câu 4: ΔABC đồng dạng với Δ DEF theo tỉ số đồng dạng k1 ;ΔDEF đồng dạng với ΔGHK theo tỉ số đồng dạng k2 . ΔABC đồng dạng với Δ GHK theo tỉ số :
A/ $ \frac{k1}{k2}$ B/ k1 + k2 C/ k1 - k2 D/ k1 .k2
Câu 5: Trong các phương trình sau; phương trình nào là bậc nhất một ẩn?
A/ $x – 5 = x + 3 $ B/ $ax + b = 0$
C/ $(x - 2)( x + 4) = 0 $ D/ $2x + 1 = 4x + 3$
Câu 6: Phương trình :$ x^2 =-9$ có nghiệm là :
A/ Một nghiệm $x = 3 $ B/ Một nghiệm $x = -3$
C/ Có hai nghiệm : $x = -3; x = 3 $ D/ Vô nghiệm
Câu 7: Bất phương trình $\frac{15x-2}{4}>1+3x$ có nghiệm là :
A/ $x < 1 $ B/ $x < 2 $ C/ $x > 2$ D/ KQ khác
Câu 8: Cho các đoạn thẳng AB=8cm ;CD = 6cm ; MN = 12mm. PQ = x. Tìm x để AB và CD tỉ lệ với MN;PQ
A/ x = 9 cm B/ x = 0,9cm C/ x = 18 cm D/ Cả ba đều sai
Bài 1: (2 điểm) Giải phương trình và bất phương trình sau:
a) $|3x| = x + 6$
b) $\frac{x+2}{x-2}-\frac{1}{x}=\frac{2}{x(x-2)}$
c) $(x + 1)(2x – 2) – 3 > –5x – (2x + 1)(3 – x)$
Bài 2: (2 điểm) Hai người cùng làm chung một công việc hết 12 ngày. Năng suất trong một ngày của người thứ hai bằng 2/3 năng suất người thứ nhất. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi người phải làm trong bao lâu mới xong công việc ?
Bài 3: ( 3,5đ ) :Cho tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao. Vẽ HD ⊥ AB ( D ∈ AB ). HE ⊥ AC ( E ∈ AC ). AB = 12cm, AC = 16 cm
a) Chứng minh : $ΔHAC ∼ ΔABC$
b) Chứng minh : $AH^2 = AD.AB$
c) Chứng minh : $AD.AB = AE.AC.$
d) Tính $\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}$
Bài 4: (0,5 điểm) Cho a > 0 và b > 0. Chứng minh rằng:
$(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})(a+b)\geq4$
1. C 2. B 3.A 4.D
5.D 6.D 7.C 8.B
Bài 1
a) $|3x| = x + 6$ (1)
Ta có $|3x| = 3x$ khi $x ≥ 0 $ và $|3x| = -3x$ khi $x < 0$
Vậy để giải phương trình (1) ta quy về giải hai phương trình sau:
+ ) Phương trình $3x = x + 6$ với điều kiện $x ≥ 0$
Ta có: $3x = x + 6 ⇔ 2x = 6 ⇔ x = 3$ (TMĐK)
Do đó $x = 3$ là nghiệm của phương trình (1).
+ ) Phương trình $-3x = x + 6$ với điều kiện $x < 0$
Ta có $-3x = x + 6 ⇔ -4x + 6 ⇔ x = -\frac{3}{2}$ (TMĐK)
Do đó $x = -\frac{3}{2}$ là nghiệm của phương trình (1).
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho S = {$3; -\frac{3}{2}$}.
b) $\frac{x+2}{x-2}-\frac{1}{x}=\frac{2}{x(x-2)}$
ĐKXĐ: $x ≠ 0, x ≠ 2$
Quy đồng mẫu hai vễ của phương trình, ta được:
$\frac{(x+2)x}{(x-2)x}-\frac{1(x-2)}{x(x-2)}=\frac{2}{x(x-2)}$
⇒$(x+2)x-(x-2)=2$
⇔$x^2+2x-x+2=2$⇔$x^2+x=0$
⇔$x(x+1)=0$
⇔$x=0$ hoặc $x +1=0$
⇔$x = 0$ (loại) hoặc $x =-1$(TMĐK)
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-1}
c) $(x + 1)(2x – 2) – 3 > –5x – (2x + 1)(3 – x)$
$⇔ 2x^2 – 2x + 2x – 2 – 3 > –5x – (6x – 2x^2 + 3 – x)$
$⇔ 2x^2 – 5 ≥ –5x – 6x + 2x^2 – 3 + x$
$⇔ 10x ≥ 2 ⇔ x ≥ \frac{1}{5}$
Tập nghiệm: S = {$x | x ≥ \frac{1}{5}$}.
Bài 2
Gọi $x$ là số ngày để người thứ nhất làm một mình xong công việc ($x ∈ N^*$)
Một ngày người thứ nhất làm được $\frac{1}{x}$ công việc
Một ngày người thứ hai làm được $\frac{2}{3}.\frac{1}{x}=\frac{2}{3x}$ công việc
Một ngày cả hai người làm được $\frac{1}{x}+\frac{2}{3x}$
Hai người làm chung thì xong công việc trong 12 ngày nên một ngày cả 2 người làm được $\frac{1}{2}$ công việc
Do đó, ta có phương trình: $\frac{1}{x}+\frac{2}{3x}=\frac{1}{12}$
$⇔\frac{12}{12x}+\frac{8}{12x}=\frac{x}{12x}$
$⇔ 12 + 8 = x ⇔ x = 20$ (nhận)
Trả lời: Người thứ nhất làm trong 20 ngày; người thứ hai làm trong 30 ngày.
Bài 3
a) Xét ΔHAC và ΔABC có:
$\widehat{ACH}$ là góc chung
$\widehat{BAC}= \widehat{AHC} = 90^o$
$⇒ ΔHAC ∼ ΔABC$ (g.g)
b) Xét ΔHAD và ΔBAH có:
$\widehat{DAH}$ là góc chung
$\widehat{ADH}= \widehat{AHB} = 90^o$
$⇒ ΔHAD ∼ ΔBAH$ (g.g)
$⇒\frac{AH}{AB}=\frac{AD}{AH}⇒AH^2=AB.AD$
c) Tứ giác ADHE có 3 góc vuông ⇒ ADHE là hình chữ nhật.
$⇒ ΔADH= ΔAEH ( c.c.c) ⇒ \widehat{DHA}= \widehat{DEA}$
Mặt khác: $ΔHAD ∼ ΔBAH ⇒ \widehat{DHA}= \widehat{BAH}$
$\widehat{DEA}= \widehat{BAH}$
Xét ΔEAD và ΔBAC có:
$\widehat{DEA}= \widehat{BAH}$
$\widehat{DAE }$ là góc chung
$ΔEAD ∼ ΔBAC$ (g.g)
$⇒\frac{EA}{BA}=\frac{AD}{AC}⇒AD.AB=AE.AC$
d) Ta có: $ΔEAD ∼ ΔBAC$
$\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=(\frac{AD}{AC})^2$
ΔABC vuông tại A, theo định lí Pytago: $BC= \sqrt{AB^2+AC^2} = \sqrt{12^2+16^2} =20$
Mặt khác ta có $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC=\frac{1}{2}AH.BC$
$\Rightarrow AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{12.16}{20}=\frac{48}{5}$
Theo b, ta có: $AH^2=AB.AD\Rightarrow AD=\frac{AH^2}{AB}=\frac{(\frac{48}{5})^2}{12}=\frac{192}{25}$
$\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=(\frac{AD}{AC})^2=(\frac{\frac{192}{25}}{16})^2$
Bài 4
$(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})(a+b)\geq4$
$\Leftrightarrow 1+\frac{b}{a}+\frac{a}{b}+1\geq4$
$\Leftrightarrow\frac{b^2+a^2}{ab}\geq2$
Vì $a>0$ và $b>0$ $\Rightarrow ab>0$
Vậy $\Leftrightarrow\frac{b^2+a^2}{ab}\geq2\Leftrightarrow b^2+a^2\geq2ab$
$\Leftrightarrow(a-b)^2\geq0$ (luôn đúng)
Vậy bất đẳng thức được chứng minh.