Học sinh được tìm hiểu về hình lăng trụ đứng. Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng để áp dụng vào giải toán.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Trong hình lăng trụ đứng này:
+ A, B, C, A', B', C', là các đỉnh.
+ ABB'A', BCC'B',... là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên
+ AA'; BB'; CC'; song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên
+ Hai mặt ABC và A'B'C' là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABC.A'B'C'
Chú ý:
– Hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.
– Các cạnh bên song song, bằng nhau và vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài cạnh bên được gọi chiều cao của hình lăng trụ đứng.
– Các mặt bên là những hình chữ nhật và vuông góc với hai mặt phẳng đáy.
– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là những hình lăng trụ đứng.
– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Ví dụ: Cho hình lưng trụ đứng sau:
Hai mặt đáy ABC và A'B'C' là hai tam giác bằng nhau (nằm trong hai mặt phẳng song song)
Các mặt bên A'C'CA, A'B'BA, B'C'CB là các hình chữ nhật.
a) Công thức diện tích xung quanh
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao:
$S_{xq} = 2p.h $ (p: nửa chu vi đáy, h: chiều cao)
b) Diện tích toàn phần
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
$S_{tp }= S_{xq }+ 2S$ (S: điện tích đáy)
Công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng:
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao:
$V = S.h $ (S: diện tích đáy, h: chiều cao)