Học sinh trình bày được các định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Vận dụng vào các bài toán chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
Tứ giác ABCD là hình bình hành ⇔$\begin{cases}AB//CD\\AD//BC\end{cases}$
Chú ý đặc biệt: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)
Định lí: Trong hình bình hành:
+ Các cạnh đối bằng nhau.
+ Các góc đối bằng nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh BE = DF và $\widehat{ABE} =\widehat{ CDF}$.
Giải
Xét tứ giác BEDF có $\begin{cases}DE//BF\\DE=BF=\frac{1}{2}AD=\frac{1}{2}BC (AD=BC)\end{cases}$
⇒ BEDF là hình bình hành
⇒ BE = DF (hai cạnh đối song song và bằng nhau)
Ta có: ABCD là hình bình hành nên $\widehat{BAD} =\widehat{ BCD}$ ( 1 )
BEDF là hình bình hành nên $\widehat{BED} = \widehat{DFB}$ ( 2 )
Mà $\begin{cases}\widehat{DEB}+\widehat{AEB}=180^0\\\widehat{DFB}+\widehat{DFC}=180^0\end{cases}$ (3)
Từ ( 2 ) và ( 3 ) $⇒ \widehat{AEB}= \widehat{DFC}$ ( 4 )
Xét Δ ABE có $\widehat{BAE} + \widehat{AEB} +\widehat{ ABE} = 180^0$ (5)
Xét Δ DFC có $\widehat{DFC} + \widehat{FCD} + \widehat{FDC} = 180^0 $ (5)
Từ ( 1 ), ( 4 ), ( 5 ) ⇒ $\widehat{ABE} =\widehat{ CDF}$ (đpcm).