Học sinh nắm được định lí Ta - lét trong tam giác, định lí đảo và hệ quả của định lí Ta - lét. Vận dụng các định lí, hệ quả để giải các bài toán có liên quan.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
1. Tỉ số của hai đường thẳng
Định nghĩa:
+ Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.
+ Tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD được kí hiệu là $\frac{AB}{CD}$.
+ Chú ý: Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào các chọn đơn vị đo
Ví dụ: Cho AB = 3 m; CD = 5 m thì $\frac{AB}{CD }=\frac{3}{5}$.
2. Đoạn thẳng tỉ lệ
Định nghĩa
+ Hai đoạn thẳng AB và CD gọi là tỉ lệ với hai đoạn thẳng A'B' và C'D' nếu có tỉ lệ thức.
+ Tổng quát: $\frac{AB}{CD}=\frac{A’B’}{C’D’}$ hay $\frac{AB}{A’B’}=\frac{CD}{C’D’}$
3. Định lý Ta – lét trong tam giác
Định lý Ta – lét:
Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lai thì nó định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Ví dụ: Tìm x trong hình sau biết MN//EF
Giải:
Vì MN//EF, theo định lí Ta-lét ta có:
$\frac{DM}{ME}=\frac{DN}{NF} $ hay $\frac{6,5}{x}=\frac{4}{2}$.
Suy ra $x=\frac{2.6,5}{4}=3,25$.
1. Định lý đảo
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh một tam giác và định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.
2. Hệ quả của định lý Ta – lét
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh còn lại của một của một tam giác và song song với các cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh còn lại của tam giác đã cho.
Tổng quát : $Δ ABC, B’C’//BC; B’ ∈ AB, C’ ∈ AC$
Ta có: $\frac{AB’}{AB}=\frac{AC’}{AC}=\frac{B’C’}{BC}$
Chú ý: Hệ quả trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng song song với một cạnh và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại.
$Δ ABC, B’C’//BC; B’ ∈ AB, C’ ∈ AC$ thì $\frac{AB’}{AB}=\frac{AC’}{AC}=\frac{B’C’}{BC}$