Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử cũng có thể có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào; hiểu được khái niệm tập hợp bằng nhau, khái niệm tập hợp con. Biết sử dụng các kí hiệu chứa và tập hợp rỗng. Biết kiểm tra 1 tập hợp có là tập con hoặc không là tập hợp con của tập hợp cho trước.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có tập hợp không có phần tử nào.
Ví dụ:
A = {10}
B = {a, b, c}
C = {0; 2; 4; 6; …; 20}
N* = {1; 2; 3; …}
Tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có 3 phần tử, tập hợp C có 11 phần tử, tập hợp N* có vô số phần tử.
Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.
Tập hợp rỗng được kí hiệu là ∅
Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho x + 10 = 2 là tập hợp rỗng vì không có số tự nhiên nào thỏa mãn x + 10 = 2
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Viết là: $ A \subset B$ hoặc $B \supset A $
Đọc là: A là tập con của tập hợp B, A được chứa trong B hoặc B chứa A
Ví dụ:
Vì mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên $B \subset A$ hay $A \supset B$
* Lưu ý:
+ Tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp
+ Mỗi tập hợp là tập hợp con của chính nó
Ví dụ: $A = \{2; \ 5 \}$
Tập hợp A có các tập hợp con là ∅, {2}, {5}; {2; 5}
+ Nếu $A \subset B$ và $B \subset A$ thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B
Ví dụ:
$A = \{ 2; \ 3; \ 4; \ 5 \}; \,\, B = \{ x \in \mathbb{N}| 1 < x < 6 \}$
Ta có: $B = \{ x \in \mathbb{N}| 1 < x < 6 \} = \{ 2; \ 3; \ 4; \ 5 \}$
Vì mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên $A \subset B $
Vì mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên $B \subset A$
Mọi phần tử của hai tập hợp đều bằng nhau nên A = B