Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. Học sinh biết vận dụng các tính chất vào tính nhẩm, tính nhanh.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
- Phép cộng
a + b = c
(Số hạng) + (Số hạng) = (Tổng)
- Phép nhân:
m . n = p
(Thừa số) . (Thừa số) = (Tích)
* Lưu ý:
Trong một tích nếu các thừa số đều là chữ hoặc chỉ có một thừa số là số, các thừa số còn lại là chữ thì không cần viết dấu nhân giữa các thừa số.
Ví dụ: 8.a.b = 8ab hoặc a.b.c = abc
Tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
Ví dụ: 12 + 15 = 17 = 15 + 12
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.
Ví dụ: 45 . 20 = 900 = 20 . 45
Tính chất kết hợp:
Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Ví dụ:
(95 + 120) + 80
= 215 + 80
= 295
95 + (120 + 80)
= 95 + 200
= 295
Vậy (95 + 120) + 80 = 95 + (120 + 80)
Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Ví dụ:
(125 . 40) . 8 = 5000 . 8 = 40 000
125 . (40 . 8) = 125 . 320 = 40 000
Vậy (125 . 40) . 8 = 125 . (40 . 8)
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.
Ví dụ:
125 . (40 + 200)
= 125 . 40 + 125 . 200
= 5 000 + 25 000
= 30 000