Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên. Biết vận dụng quy tắc dấu để tính tích của các số nguyên. Biết tìm tích của nhiều số nguyên. Biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức.
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
• Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu $"-"$ trước kết quả nhận được.
• Lưu ý:
- Với mọi $a \in \mathbb{Z}$: a . 0 = 0
- Mỗi khi đổi dấu của một thừa số trong tích a.b thì tích đổi dấu:
(-a) . b = a . (-b) = - ab
Ví dụ:
$5. (-3) = -(5.3) = -15\\ 6.(-4) = -(6.4) = -24\\ (-2).3 = - (2.3) = - 6\\ (-4).10 = -(4.10) = -40\\ 8.(-5) = -(8.5) = -40\\ 9.0 = 0.9 = 0\\$
Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ví dụ:
a. Nhân hai số nguyên dương
$2.5 = 10; 7.3 = 21\\ 6.5 = 30; 4.10 = 40$
b. Nhân hai số nguyên âm
$(-4).(-25) = 4.25 = 100\\ (-3).(-4) = 3.4 = 12\\ (-3).(-5) = 3.5 = 15$
Chú ý:
+) $a. 0 = 0 . a = 0$
+) Nếu a, b cùng dấu thì $a . b=| a |. | b|$
+) Nếu a, b khác dấu thì $a . b= - | a |. | b |$
+) Nếu $a . b = 0$ thì $a = 0$ hoặc $b = 0$
+) Nếu đổi dấu cả hai thừa số trong tích $a . b$ thì tích không thay đổi:
$a . b = ( -a ). ( -b)$
• Cách nhận biết dấu của tích:
$(+) . (+) → (+) \\ \\ (+) . (-) → (-) \\ \\ (-) . (+) → (-)\\ \\ (-) . (-) → (+)$
Ví dụ:
(-4).(-5) = 4.5 = 20
3.(-9) = -(3.9) = -27
• Tính chất giao hoán: Với mọi $a,b\in \mathbb{Z}:a.b=b.a$
• Tính chất kết hợp: Với mọi $a,b,c\in \mathbb{Z}:\left( a.b \right).c=a.\left( b.c \right)$
• Nhân với số 1 Với mọi $a\in \mathbb{Z}:a.1=1.a=a$
• Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng (và phép trừ):
Với mọi $a,b,c\in \mathbb{Z}:a.\left( b+c \right)=a.b+a.c.$
(Với mọi $a,b,c\in \mathbb{Z}:a.\left( b-c \right)=a.b-a.c$)
• Lưu ý: Trong một tích các số nguyên khác 0:
- Tích một số chẵn thừa số nguyên âm sẽ mang dấu $"+”$.
- Tích một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu $“-”$.
Ví dụ:
Giao hoán: 2.(-3) = (-3).2 = -6
Kết hợp: [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90
Phân phối của phép nhân với phép cộng (và phép trừ):
2.(2 + 4) = 4 + 8 = 12
4.(7 - 3) = 28 - 12 = 16
Chú ý:
• Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
• Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và ký hiệu như số tự nhiên).
Ví dụ: $(-5).(-5).(-5) = (-5)^3$
Dạng 1: Nhân hai số nguyên
Phương pháp: Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
Dạng 2: Bài toán xét dấu của tích hoặc thừa số
Phương pháp:
+ Nếu các thừa số cùng dấu thì tích mang dấu "+". Nếu tích mang dấu "+" thì các thừa số cùng dấu
+ Nếu hai thừa số khác dấu thì tích mang dấu "-". Nếu tích mang dấu "-" thì hai thừa số khác dấu.
+ Nếu đổi dấu 1 thừa số thì tích đổi dấu
+ Nếu đổi dấu hai thừa số thì tích không đổi dấu.
+ Tích của một số chẵn các thừa số nguyên âm thì mang dấu $"+"$
+ Tích của một số lẻ các thừa số nguyên âm thì mang dấu $"-"$
Dạng 3: Tìm các số nguyên x, y sao cho x.y = a $(a \in \mathbb{Z})$
Phương pháp: Phân tích a thành tích hai số nguyên từ đó suy ra x và y
Dạng 4: Tìm số chưa biết trong đẳng thức A.B = 0
Phương pháp: Sử dụng nhận xét
+ Nếu A.B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0
+ Nếu A.B = 0 mà có A khác 0 thì B = 0 và ngược lại