Học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ. Nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.
$a^n = \underbrace{a.a.a. \, ... \, . a}_{n \, \text{thừa}\, \text{số} \, a }$ ($n \neq 0$)
a là cơ số, n là số mũ
Cách đọc: Ta đọc cơ số trước rồi đọc đến số mũ.
Ví dụ:
$a . a = a^2$ đọc là a bình phương hay bình phương của a
$a . a . a = a^3$ đọc là a lập phương hay lập phương của a
$a . a . a . a = a^4$ đọc là a mũ 4
$a . a . a . a . a = a^5$ đọc là a mũ 5
…
$a^n$ đọc là a mũ n
* Chú ý:
$a^2$ đọc là a bình phương hay bình phương của a
$a^3$ đọc là a lập phương hay lập phương của a
Qui ước: $a^1 = a; \,\, a^0 = 1$
- Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
$a^n . a^m = a^{m + n} \,\,\, (a \neq 0)$
Ví dụ:
$2^8 . 2^2 = 2^{8 + 2} = 2^{10}$