Luyện tập hình thang - diện tích hình thang. Học sinh biết cách nhận biết hình thang, cách tính diện tích hình thang. Toán lớp 5.
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
Chưa làm bài
Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.
Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ
Chưa làm bài
Bài tập với mức độ khó vừa phải giúp bạn thuần thục hơn về nội dung này.
Thưởng tối đa : 5 hạt dẻ
Chưa làm bài
Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.
Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC.
- Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.
Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song đó là : AB song song với CD
Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
AH là đường cao. Độ dài AH là chiều cao của hình thang trên.
AD là đường cao. Độ dài AD là chiều cao của hình thang trên.
Quy tắc: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Công thức: S = (a + b) x h : 2
(Trong đó S là diện tích, a, b là độ dài hai đáy, h là chiều cao)
Ví dụ : Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là 18cm và 14cm; chiều cao là 9cm.
Hướng dẫn giải:
Độ dài hai đáy và chiều cao đã có cùng đơn vị đo nên để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
Bài làm:
Diện tích hình thang đó là:
(18 + 14) x 9 : 2 = 144 ($cm^2$)
Đáp số: 144 $cm^2$