Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật với $AC=2a,BC=a$. Đỉnh $S$ cách đều các điểm $A,B,C$. Tính khoảng cách $d$ từ trung điểm $M$ của $SC$ đến mặt phẳng $(SBD)$.
A. $d=\dfrac{a \sqrt{3}}{4}.$
B. $d=\dfrac{a \sqrt{5}}{2}.$
C. $d=a\sqrt5.$
D. $d=a.$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi $O$ là trung điểm $AC$, suy ra $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC.$ (Do tam giác $ABC$ vuông tại $B).$
Do đỉnh $S$ cách đều các điểm $A,B,C$ nên $S O \perp(A B C D).$
Ta có:
$\begin{array}{l}{M C \cap(S B D)=S \Rightarrow \dfrac{d(M ;(S B D))}{d(C ;(S B D))}=\dfrac{M S}{C S}=\dfrac{1}{2}} \\ {\Rightarrow d(M ;(S B D))=\dfrac{1}{2} d(C ;(S B D))}\end{array}$
Kẻ $C E \perp B D$ ta có:
$\left\{\begin{array}{l}{C E \perp B D} \\ {C E \perp S O}\end{array} \Rightarrow C E \perp(S B D) \Rightarrow d(C ;(S B D))=C E=\dfrac{C B \cdot C D}{\sqrt{C B^{2}+C D^{2}}}=\dfrac{a \sqrt{3}}{2}\right.$
Vậy $d(M ;(S B D))=\dfrac{1}{2} C E=\dfrac{a \sqrt{3}}{4}$
Đáp án: A.
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thoi cạnh $a$. Tam giác $ABC$ đều, hình chiếu vuông góc $H$ của đỉnh $S$ trên mặt phẳng $(ABCD)$ trùng với trọng tâm của tam giác $ABC.$ Đường thẳng $SD$ hợp với mặt phẳng $(ABCD)$ góc $30^0$. Tính khoảng cách $d$ từ $B$ đến mặt phẳng $(SCD)$ theo $a.$
A. $d=\dfrac{2 a \sqrt{21}}{21}.$
B. $d=\dfrac{a \sqrt{21}}{7}.$
C. $d=a.$
D. $d=a\sqrt3.$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Tam giác $ABC$ đều cạnh $a, H$ là trọng tâm tam giác nên $B H=\dfrac{2}{3} B O=\dfrac{a \sqrt{3}}{3}$
$\Rightarrow H D=B D-B H=a \sqrt{3}-\dfrac{a \sqrt{3}}{3}=\dfrac{2 a \sqrt{3}}{3}$
Xác định $30^{0}=\left( {\widehat {SD;(ABCD)}} \right)=(S \widehat{D ; H D})=\widehat{S D H}$ và
$S H=H D \cdot \tan \widehat{S D H}=\dfrac{2 a \sqrt{3}}{3} \cdot \dfrac{1}{\sqrt{3}}=\dfrac{2 a}{3}$
Ta có
$\begin{array}{l}{B H \cap(S C D)=D \Rightarrow \dfrac{d(B ;(S C D))}{d(H ;(S C D))}=\dfrac{B D}{H D}=\dfrac{3}{2}} \\ {\Rightarrow d(B ;(S C D))=\dfrac{3}{2} \cdot d(H ;(S C D))}\end{array}$
Ta có $H C \perp A B \Rightarrow H C \perp C D$
Kẻ $H K \perp S C \quad(1)$
Ta có: $\left\{\begin{array}{l}{C D \perp H C} \\ {C D \perp S H}\end{array} \Rightarrow C D \perp(S H C) \Rightarrow C D \perp H K\right. (2)$
Từ (1) và (2) $\Rightarrow H K \perp(S C D) \Rightarrow d(H ;(S C D))=H K$
Tam giác vuông $SHC$, có:
$H K=\dfrac{S H \cdot H C}{\sqrt{S H^{2}+H C^{2}}}=\dfrac{\dfrac{2 a}{3} \cdot \dfrac{a \sqrt{3}}{3}}{\sqrt{\left(\dfrac{2 a}{3}\right)^{2}+\left(\dfrac{a \sqrt{3}}{3}\right)^{2}}}=\dfrac{2 a \sqrt{21}}{21}$
Vậy $d(B ;(S C D))=\dfrac{3}{2} H K=\dfrac{a \sqrt{21}}{7}$
Đáp án: B.
Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $B, A B=3 a, B C=4 a$, mặt phẳng $(SBC)$ vuông góc với mặt phẳng $(ABC)$. Biết $S B=2 \sqrt{3} a, \widehat{S B C}=30^{\circ}$. Tính khoảng cách từ $B$ đến mặt phẳng $(SAC)$.
A. $6 \sqrt{7} a.$
B. $\dfrac{6 \sqrt{7} a}{7}.$
C. $\dfrac{3 \sqrt{7} a}{14}.$
D. $a \sqrt{7}.$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Trong $(SBC)$, kẻ $S H \perp B C$ tại $H$. Ta có $S H \perp(A B C)$
Ta có $\Delta SBH$ vuông tại $H$ có $S H=S B \cdot \sin 30^{\circ}=a \sqrt{3} ; B H=S B \cdot \cos 30^{\circ}=3 a$; $H C=B C-B H=a$
Khi đó $B H=4 H C$ nên $d(B,(S A C))=4 d(H,(S A C))$
Trong $(ABC)$, kẻ $H K \perp A C$; trong $(SHK)$, kẻ $H I \perp S K$
Ta có $S H \perp A C$ nên $A C \perp(S H K)$ suy ra $A C \perp H I$ hay $H I=d(H,(S A C))$
nên $\dfrac{H K}{A B}=\dfrac{C H}{C A} \Rightarrow H K=\dfrac{C H \cdot A B}{\sqrt{A B^{2}+B C^{2}}}=\dfrac{3 a}{5}$
Tam giác $SHK$ vuông tại $H$ có $\dfrac{1}{H I^{2}}=\dfrac{1}{S H^{2}}+\dfrac{1}{H K^{2}}$
$\Rightarrow H I=\dfrac{S H \cdot H K}{\sqrt{S H^{2}+H K^{2}}}=\dfrac{3 \sqrt{7} a}{14}$
Vậy $d(B,(S A C))=\dfrac{6 \sqrt{7} a}{7}.$
Đáp án: B.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABCD) là điểm H thuộc đoạn BD sao cho $H D=3 H B$. Biết góc giữa mặt phẳng (SCD) và đáy bằng $45^{0}$. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BD là:
A. $\dfrac{3 a \sqrt{34}}{17}$
B. $\dfrac{2 a \sqrt{13}}{3}$
C. $\dfrac{2 a \sqrt{51}}{13}$
D. $\dfrac{2 a \sqrt{38}}{17}$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Kẻ $H K \perp C D \Rightarrow C D \perp(S H K)$, do đó góc giữa hai mặt phẳng (SCD) và (ABCD) là
$\widehat{S K H}=45^{0}$
Ta có $\Delta H K D$ vuông cân tại K, do vậy
$H K=K D=\dfrac{3 a}{2} \Rightarrow S H=H K \cdot \tan 45^{0}=\dfrac{3 a}{2}$
Dựng $A x / / B D$ ta có $d(S A, B D)=d(B D,(S A x))=d(H,(S A x))$
Dựng $H E \perp A x \Rightarrow H E=O A=a \sqrt{2}$
Dựng $H F \perp S E(1)$ ta có :$\left\{\begin{array}{l}{A x \perp S H} \\ {A x \perp H E}\end{array} \Rightarrow A x \perp(S H E) \Rightarrow A x \perp H F(2)\right.$
Từ (1) và (2) $\Rightarrow H F \perp(S A x) \Rightarrow d(H ;(S A x))=H F$
Vậy $H F=\frac{S H \cdot H E}{\sqrt{S H^{2}+H E^{2}}}=\dfrac{\dfrac{3 a}{2} \cdot a \sqrt{2}}{\sqrt{\left(\dfrac{3 a}{2}\right)^{2}+(a \sqrt{2})^{2}}}=\dfrac{3 a \sqrt{34}}{17}=d$
Cho hình lăng trụ đứng $A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ có đáy là tam giác ABC là tam giác vuông,$A B=B C=a$, $A^{\prime} B=a \sqrt{3}$. Gọi M là trung điểm cạnh BC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và $B^{\prime} C$.
A. $d=\dfrac{a \sqrt{42}}{7}$
B. $d=\dfrac{a \sqrt{21}}{7}$
C. $d=\dfrac{a \sqrt{14}}{7}$
D. $d=\dfrac{a \sqrt{7}}{7}$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Ta có $A A^{\prime}=\sqrt{A^{\prime} B^{2}-A B^{2}}=a \sqrt{2}$
Dựng $C x \| A M$ khi đó $d\left(A M ; B^{\prime} C\right)=d\left(A M ;\left(B^{\prime} C x\right)\right)$
$=d\left(M ;\left(B^{\prime} C x\right)\right)=\dfrac{1}{2} d\left(B ;\left(B^{\prime} C x\right)\right)$
( vì $B M \cap\left(B^{\prime} C x\right)=C$ và M là trung điểm của BC)
Dựng $\left\{\begin{array}{l}{B E \perp C x} \\ {B F \perp B^{\prime} E(1)}\end{array}\right.$ ta có:
$\left\{\begin{array}{l}{C x \perp B E} \\ {C x \perp B B^{\prime}}\end{array} \Rightarrow C x \perp\left(B B^{\prime} E\right) \Rightarrow C x \perp B F(2)\right.$
Từ (1) và (2) $\Rightarrow B F \perp\left(B^{\prime} C x\right) \Rightarrow d\left(B ;\left(B^{\prime} C x\right)\right)=B F$
Gọi $P=B E \cap A M$ do $M P / / C E, M B=M C$ nên $P B=P E$
Mà $B P=\dfrac{A B \cdot B M}{\sqrt{A B^{2}+B M^{2}}}=\dfrac{a \cdot \dfrac{a}{2}}{\sqrt{a^{2}+\dfrac{a^{2}}{4}}}=\dfrac{a}{\sqrt{5}}$
Suy ra $B E=\dfrac{2 a}{\sqrt{5}} \Rightarrow B F=\dfrac{B E \cdot B B^{\prime}}{\sqrt{B E^{2}+B B^{2}}}=\dfrac{2 a}{\sqrt{7}}$
Do đó $d=\dfrac{a}{\sqrt{7}}$
Đáp án: D.
Cho hình lăng trụ $A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ có đáy ABC là tam giác vuông cân $A C=B C=3 a$. Hình chiếu vuông góc của B' lên mặt đáy trùng với trọng tâm tam giác ABC, mặt phẳng $\left(A B B^{\prime} A^{\prime}\right)$ tạo với mặt phẳng (ABC) một góc $60^{\circ}$. Tính khoảng cách giữa AB và B'C.
A. $d=\dfrac{3 a \sqrt{42}}{14}$
B. $d=\dfrac{3 a \sqrt{42}}{7}$
C. $d=\dfrac{a \sqrt{42}}{4}$
D. $d=\dfrac{a \sqrt{42}}{7}$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi G là trọng tâm tam giác ABC thì $B^{\prime} G \perp(A B C)$
Dựng $C I \perp A B$, suy ra I là trung điểm của AB.
Ta có $\left\{\begin{array}{l}{A B \perp B^{\prime} G} \\ {A B \perp G I}\end{array} \Rightarrow A B \perp\left(B^{\prime} G I\right) \Rightarrow\left(\left(A B B^{\prime} \overline{A^{\prime}}\right) ;(A B C)\right)=\widehat{B^{\prime} I G}=60^{\circ}\right.$
Lại có $C I=\dfrac{1}{2} A B=\dfrac{3 a \sqrt{2}}{2} \Rightarrow G I=\dfrac{1}{3} C I=\dfrac{a \sqrt{2}}{2}$
$\Rightarrow B^{\prime} G=G I \cdot \tan 60^{\circ}=\dfrac{a \sqrt{6}}{2}$
Dựng $I H \perp B^{\prime} C$ ta có $I H \subset\left(B^{\prime} I C\right)$, mà $A B \perp\left(B^{\prime} I C\right) \Rightarrow I H \perp A B$
$\Rightarrow d\left(A B ; B^{\prime} C\right)=I H=\dfrac{B^{\prime} G \cdot C I}{B^{\prime} C}$
Ta có $B^{\prime} C=\sqrt{B^{\prime} G^{2}+G C^{2}}=\sqrt{\dfrac{3 a^{2}}{2}+2 a^{2}}=\dfrac{a \sqrt{14}}{2} \Rightarrow I H=\dfrac{3 a \sqrt{42}}{14}$
Do đó $d=I H=\dfrac{3 a \sqrt{42}}{14}$
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 10 cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và $S C=10 \sqrt{5}$. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của SA và CD. Tính khoảng cách giữa BD và MN.
A. $d=3 \sqrt{5}$
B. $d=\sqrt{5}$
C. $d=5$
D. $d=10$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi P là trung điểm BC và $E=N P \cap A C$, suy ra $P N \| B D$ nên $B D \|(M N P)$
Do đó
$d(B D ; M N)=d(B D ;(M N P))=d(O ;(M N P))$
Ta có $P E / / B O$ , P là trùn điểm BC nên E là trung điểm của OC, do đó $O E=\dfrac{1}{3} A E$
Mà $A O \cap(M N P)=E \Rightarrow d(O ;(M N P))=\dfrac{1}{3} d(A ;(M N P))$
Kẻ $A K \perp M E(1)$ ta có :
$\begin{array}{l}{\left\{\begin{array}{l}{B D \perp A C} \\ {B D \perp S A}\end{array} \Rightarrow B D \perp(S A C)\right.} \\ {N P / / B D \Rightarrow N P \perp(S A C) \Rightarrow N P \perp A K(2)}\end{array}$
Từ (1) và (2) $\Rightarrow A K \perp(M N P)$. Khi đó $d(A ;(M N P))=A K$
Tính được $S A=\sqrt{S C^{2}-A C^{2}}=10 \sqrt{3} \Rightarrow M A=5 \sqrt{3} ; A E=\dfrac{3}{4} A C=\dfrac{15 \sqrt{2}}{2}$
Tam giác vuông MAE, có $A K=\dfrac{M A \cdot A E}{\sqrt{M A^{2}+A E^{2}}}=3 \sqrt{5}$
Vậy $d(B D ; M N)=\dfrac{1}{3} A K=\sqrt{5}$
Đáp án: B
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ với tất cả các cạnh bằng a. Gọi G là trọng tâm tam giác $SCD$ .Tan góc giữa AG và mặt phẳng đáy bằng
A. $\dfrac{\sqrt{17}}{7}$
B. $\dfrac{\sqrt{5}}{3}$
C. $\sqrt{17}$
D. $\dfrac{\sqrt{5}}{7}$
(Xem gợi ý)
Tìm hình chiếu điểm G lên mặt phẳng đáy sau đó sử dụng định lí về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi $O,I$ lần lượt là trung điểm của BD và CD
Kẻ GQ song song với SO. Suy ra $GQ$ vuông góc với $(ABCD)$
Suy ra AQ là hình chiếu vuông góc của AG lên mặt phẳng đáy
Xét tam giác vuông $SOC$ vuông tại O, theo định lí Pytago, ta có
$SO^2+OC^2=SC^2$ suy ra $SO= \sqrt{SC^2-OC^2}=\sqrt{SC^2-\dfrac{AC^2}{4}}=\dfrac{a}{\sqrt{2}}$
Xét tam giác $SOI$ có GQ song song với SO, theo định lí Talet và do G là trọng tâm tam giác SCD nên $GQ=\dfrac{SO}{3}=\dfrac{a \sqrt{2}}{6}$
Tính được $IQ=\dfrac{OI}{3}=\dfrac{a}{6},HQ=\dfrac{5a}{6},AH=\dfrac{a}{2}$ nên $AQ=\dfrac{a \sqrt{34}}{6}$
Do đó $\tan \left( AQ,(ABCD) \right)=\dfrac{GQ}{AQ}=\dfrac{\sqrt{17}}{17}$
Đáp án A
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$, cạnh bên bằng $a\sqrt2$. Tính $d(AD,SB)$
$ \dfrac{{a\sqrt {7} }}{7}$
$ \dfrac{{a\sqrt {21} }}{3}$
$ \dfrac{{2a\sqrt {21} }}{7}$
$2a\sqrt{21}$
(Xem gợi ý)
+ Đưa về tìm khoảng cách giữa đường thẳng $AB$ và mặt phẳng $(SBC)$
+ Tìm đường vuông góc giữa đường thẳng và mặt phẳng đó
Trong mặt phẳng $(P)$ cho hình vuông: $ABCD$ cạnh $a$ . Lấy 2 điểm $M,N$ thuộc $CB$ và $CD$ . Đặt $CM=x,CN=y$. Trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng $(P)$ tại điểm $A$ lấy một điểm $S$. Tìm hệ thức giữa $x,y$ để $\left( {\left( {SAM} \right),\left( {SAN} \right)} \right) = {45^o}$ biết $a=1$
$x+y-xy-2=0$
$x+y=0$
$x-y-xy-2=0$
$2x+2y-xy-2=0$
(Xem gợi ý)
Công thức $\tan \left( {{a} + {b}} \right) = \dfrac{{\tan {a} + \tan {b}}}{{1 - \tan {a}.\tan {b}}} $
Xét các biến đổi từ đó tìm ra mối quan hệ giữa $x,y$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Vì $SA \bot \left( {ABCD} \right) = > SA \bot AM,SA \bot AN$ , hai mặt phẳng $(SAN),(SAM)$ có giao tuyến là $SA$. Nên góc giữa $AM$ và $AN$ chính là góc $MAN=45^o \Leftrightarrow A_2=45^o$
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trả lời đúng trong khoảng thời gian quy định bạn sẽ được + số điểm như sau:
Trong khoảng 5 phút đầu tiên
+ 5 điểm
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút
+ 4 điểm
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút
+ 3 điểm
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút
+ 2 điểm
Trên 20 phút
+ 1 điểm
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
×
Em chưa làm xong câu này
Em có muốn tiếp tục làm không?
Bỏ qua
Làm tiếp
×
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích