Cho hình hộp $A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}$. Gọi I là trung điểm của AB. Mặt phẳng $\left(I B^{\prime} D^{\prime}\right)$ cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì ?
A. tam giác
B. hình thang
C. hình bình hành
D. hình chữ nhật
(Xem gợi ý)
- Xác định thiết diện của hình hộp: Sử dụng tính chất: “Nếu một mặt phẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì nó cắt mặt phẳng còn lại và hai giao tuyến song song với nhau”.
- Sử dụng các tính chất song song để tìm hình dạng của thiết diện.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Ta có:
$\begin{array}{l}{\left(I B^{\prime} D^{\prime}\right) \cap\left(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}\right)=B^{\prime} D^{\prime}} \\ {\left(A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}\right) / /(A B C D)}\end{array} \} \Rightarrow\left(I B^{\prime} D^{\prime}\right) \cap(A B C D)=J I / B^{\prime} D^{\prime} \text { với } J \in A D$
Mà $B D / / B^{\prime} D^{\prime}$ nên $J I / B D \Rightarrow J$ là trung điểm của AD
Vậy thiết diện là hình thang $J I B^{\prime} D^{\prime}$
Đáp án: B
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm O. Tam giác $SBD$ đều. Một mặt phẳng $(P)$ song song với $(SBD)$ và qua điểm I thuộc cạnh $AC$ ( không trùng với A hoặc C). Thiết diện của $(P)$ và hình chóp là hình gì?
A. Tam giác vuông
B. Tam giác cân
C. Tam giác đều
D. Hình bình hành
(Xem gợi ý)
+) Sử dụng tính chất của hai mặt phẳng song song
+) Sử dụng tính chất của đồng dạng
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi $MN$ là đoạn thẳng giao tuyến của mặt phẳng $(P)$ và $(ABCD)$
Vì $\left( P \right)//\left( {SBD} \right),\left( P \right) \cap \left( {ABCD} \right) = MN$ và $\left( {SBD} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = MN$ suy ra $MN//BD$
Lập luận tương tự, ta có
$(P)$ cắt mặt $(SAD)$ theo đoạn giao tuyến $NP$ với $NP//SD$
$(P)$ cắt mặt $(SAB)$ theo đoạn giao tuyến $MP$ với $MP//SB$
Vậy tam giác MNP đồng dạng với tam giác SBD nên thiết diện của (P) với hình chóp là tam giác đều MNP
Đáp án C
Cho hình hộp $ABCD.A\'B\'C\'D\'$. Gọi $I$ là trung điểm của $A\'B\'$. Mặt phẳng $(IBD)$ cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?
A. Tam giác
B. Hình thang
C. Hình bình hành
D. Hình chữ nhật
(Xem gợi ý)
+) Sử dụng các mối liên hệ trong hình hộp
+) Tìm ra các giao tuyến của $(IMB)$ với các mặt của hình hộp
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Ta có $\left\{ \begin{array}{l}\nBD \subset \left( {IBD} \right)\\\nB\'D\' \subset \left( {ABCD} \right)\\\nB\'D\'//BD\n\end{array} \right. \Rightarrow $ Giao tuyến của $(IBD)$ với $(A\'B\'C\'D\')$ là đường thẳng $d$ đi qua $I$ và song song với $BD$
Trong mặt phẳng $(ABCD)$, gọi $M = d \cap A\'D\' \Rightarrow IM//BD//B\'D\'$
Khi đó thiết diện là tứ giác $IMBD$ và tứ giác là hình thang
Đáp án B
Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $I,J$ lần lượt thuộc cạnh $AD,BC$ sao cho $IA=2ID,JB=2JC$. Gọi $(P)$ là mặt phẳng qua $IJ$ và song song với $AB$. Thiết diện của $(P)$ và tứ diện là
A. Hình thang
B. Hình bình hành
C. Tam giác
D. Tam gác đều
(Xem gợi ý)
+) Sử dụng định lí Ta-lét
+) Sử dụng tính chất của đường thẳng và mặt phẳng song song
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Giả sử $(P)$ cắt các mặt của tứ diện $(ABC)$ và $(ABD)$ theo hai giao tuyến $JH$ và $IK$
Ta có $\left( P \right) \cap \left( {ABC} \right) = JH,\left( P \right) \cap \left( {ABD} \right) = IK$
Theo định lí Ta-lét, ta có $\dfrac{{JB}}{{JC}} = \dfrac{{HA}}{{HC}} = 2 \Rightarrow \dfrac{{HA}}{{HC}} = \dfrac{{IA}}{{ID}} \Rightarrow IH//CD$
Mà $IH \in (P)$ suy ra IH song song với mặt phẳng $(P)$
Vậy $(P)$ cắt các mặt phẳng $(ABC),(ABD)$ theo các giao tuyến $IH,JK$ với $IH//JK$
Do đó, thiết diện của $(P)$ và tứ diện là hình bình hành
Đáp án B
Cho lăng trụ $A B C . A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$. Gọi $I, J, K $ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $A B C, A C C^{\prime}, A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$. Mặt phẳng nào sau đây song song với mặt phẳng (IJK)?
A. $\left(A A^{\prime} C\right)$
B. $\left(A^{\prime} B C^{\prime}\right)$
C. $(A B C)$
D. $\left(B B^{\prime} C^{\prime}\right)$
(Xem gợi ý)
Muốn tìm mặt phẳng song song với $(IJK)$ ta tìm hai đường thẳng cắt nhau mà song song với hai trong ba đường thẳng nằm trong mặt phẳng $(IJK)$
Mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau vừa tìm được ở trên chính là mặt phẳng cần tìm.
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi $M, N, E$ lần lượt là trung điểm $B C, C C^{\prime}, B^{\prime} C^{\prime}$. Suy ra $\frac{A I}{I M}=\frac{A J}{J N}=2$( tính chất trọng tâm tam giác ) nên $I J / / M N(1)$.
Trong mặt phẳng $\left(A A^{\prime} M E\right)$ ta có $\dfrac{A I}{I M}=\frac{A^{\prime} K}{K E}=2 \Rightarrow I K / / M E$ mà $M E / / B B’$ nên $I K / / B B’$ (2).
Từ (1) và (2) do $(I J K)_{\mathrm{v} \dot{\mathrm{a}}}\left(B B^{\prime} C^{\prime}\right)$ là hai mặt phẳng phân biệt, $I J, I K \in(I J K)$ nên $I J / /\left(B B^{\prime} C^{\prime}\right), I K / /\left(B B^{\prime} C^{\prime}\right)$ suy ra $(I J K) / /\left(B B^{\prime} C^{\prime}\right)$.
Đáp án: D
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $O$. Gọi $M$ là điểm thuộc cạnh $SA( M \ne S;M \ne A)$. $(P)$ là mặt phẳng qua $OM$ và song song với $AD$. Thiết diện của $(P)$ và hình chóp là
A. Hình bình hành
B. Hình thang
D. Hình chữ nhật
D. Tam giác
(Xem gợi ý)
Qua 2 điểm $O;M$ kẻ các đường thẳng song song với $AD$ sau đó tìm các giao điểm của đường đó với thiết diện
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Qua M kẻ đường thẳng $MN//AD$ cắt $SD$ tại $N$
Qua $O$ kẻ đường thẳng $PQ//AD$ và cắt $AB,CD$ lần lượt tại $P,Q$
Suy ra $MN//PQ//AD$ nên $M,N,P,Q$ đồng phẳng
Suy ra mặt phẳng $(P)$ cắt hình chóp $S.ABCD$ theo thiết diện là hình thang $MNPQ$
Đáp án B
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang $(AB//CD)$ . Gọi $I;J$ lần lượt là trung điểm của các cạnh
$AD,BC$ và $G$ là trọng tâm tam giác $SAB$ . Biết thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng $(IJG)$ là hình bình hành. Hỏi
khẳng định nào sao đây đúng?
A. $AB = \dfrac{{CD}}{3}$
B. $AB = \dfrac{{2CD}}{3}$
C. $AB=3CD$
D. $AB = \dfrac{{3CD}}{2}$
(Xem gợi ý)
- Tìm thiết diện của $(IJG)$ và hình chóp
- Sử dụng tính chất của đường trung bình và hình bình hành
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Vì $G=(IJG) \cap (SAB)$ ta có $IJ//AB$ và $IJ = \dfrac{{AB + CD}}{2}\left( 1 \right)$ vì $IJ$ là đường trung bình của hình thang $ABCD$
Suy ra thiết diện $(IJG)$ và hình chóp là hình bình hành $IJFE \Leftrightarrow IJ = EF\left( 2 \right)$
Vì $G$ là trọng tâm tam giác $SAB$$ \Leftrightarrow SG = \dfrac{2}{3}GH \Rightarrow EF = \dfrac{2}{3}AB\left( 3 \right)$
Từ $(1);(2);(3)$ suy ra $\dfrac{2}{3}AB = \dfrac{{AB + CD}}{2} \Leftrightarrow AB = 3CD$
Đáp án C
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Mặt phẳng $(\alpha)$ qua $BD$ và song song với $SA$, mặt phẳng $(\alpha)$ cắt $SC$ tại $K$. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. $SK=2KC$
B. $SK=3KC$
C. $SK=KC$
D. $SK=\dfrac{KC}{2}$
(Xem gợi ý)
- Tìm giao điểm của mặt phẳng $(\alpha)$ với $SC$
- Sử dụng tính chất của đường trung bình và hình bình hành
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi O là giao điểm của AC và BD. Do mặt phẳng $(\alpha)$ qua BD nên $O \in (\alpha)$
Trong tam giác $SAC$ ta có $\left\{ \begin{array}{l}\nOK//SA\\\nOA = OC\n\end{array} \right. \Rightarrow OK$ là đường trung bình của tam giác $\Delta SAC$
Vậy $SK=KC$
Hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật với $AB=a,AD=2a$, tam giác $SAB$ cân tại $S$ và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Khoảng cách từ $D$ đến $(SBC)$ bằng $\dfrac{2a}3$. Khoảng cách giữa hai đường thẳng $SB$ và $AC$ là:
$\dfrac{{a\sqrt {10} }}{5}$
$\dfrac{{a\sqrt {10} }}{2}$
$\dfrac{{a\sqrt {5} }}{5}$
$\dfrac{{a\sqrt {5} }}{2}$
(Xem gợi ý)
Vẽ đường thẳng $d$ song song với $AC$ qua $B$
Gọi $H$ là trung điểm $AB$
Đưa bài toán tìm khoảng cách giữa $AC$ và $SB$ về bài toán tìm khoảng cách giữa $H$ và mặt phẳng tạo bởi $SB$ và $d$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Gọi $H$ là trung điểm $AB$
Vẽ đường thẳng $d$ qua B và song song với $AC$
Gọi $K,I$ lần lượt là hình chiếu của $H$ lên $d,SK$
Hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật với $AB=3a;AD=2a$. Hình chiếu vuông góc của $S$ lên mặt phẳng $(ABCD)$ là điểm $H$ thuộc cạnh $AB$ sao cho $AH=2AB$. Góc giữa mặt phẳng $(SCD)$ và mặt phẳng $(ABCD)$ bằng $60^o$. Khoảng cách giữa hai đường thẳng $SC$ và $AD$ theo $a$ là:
$\dfrac{{3a\sqrt {13} }}{{13}}$
$\dfrac{{6a\sqrt {3} }}{{13}}$
$\dfrac{{2a\sqrt {3} }}{{13}}$
$\dfrac{{6a\sqrt {39} }}{{13}}$
(Xem gợi ý)
Kẻ hình vuông góc của $S$ là $H$ lên mặt phẳng $(ABCD)$ từ đó tìm khoảng cách từ $H$ đến mặt phẳng $(SBC)$
Hướng dẫn giải (chi tiết)
Hình chiếu vuông góc của $S$ lên mặt phẳng $(ABCD)$ là điểm $H$ nên $SH \bot (ABCD)$,
Câu hỏi này theo dạng chọn đáp án đúng, sau khi đọc xong câu hỏi, bạn bấm vào một trong số các đáp án mà chương trình đưa ra bên dưới, sau đó bấm vào nút gửi để kiểm tra đáp án và sẵn sàng chuyển sang câu hỏi kế tiếp
Trả lời đúng trong khoảng thời gian quy định bạn sẽ được + số điểm như sau:
Trong khoảng 5 phút đầu tiên
+ 5 điểm
Trong khoảng 5 phút -> 10 phút
+ 4 điểm
Trong khoảng 10 phút -> 15 phút
+ 3 điểm
Trong khoảng 15 phút -> 20 phút
+ 2 điểm
Trên 20 phút
+ 1 điểm
Tổng thời gian làm mỗi câu (không giới hạn)
Điểm của bạn.
Bấm vào đây nếu phát hiện có lỗi hoặc muốn gửi góp ý
×
Em chưa làm xong câu này
Em có muốn tiếp tục làm không?
Bỏ qua
Làm tiếp
×
Làm lại bạn sẽ KHÔNG được cộng hạt dẻ và điểm thành tích