Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
1. Đặc điểm
- Nằm ở ổ bụng được coi là 1 phần của hệ tiêu hóa, được bao quanh bởi lá lách, gan, dạ dày, túi mật và ruột non nằm ở phía sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng
- Kích thước khoảng 15,24cm, có hình chữ nhật và bằng phẳng.
- Tụy cấu tạo từ các tế bào tạo thành đảo tụy:
+ Tế bào alpha
+ Tế bào beta
2. Chức năng
- Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp biến đổi thức ăn trong ruột non
- Chức năng nội tiết: tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu
+ Tế bào alpha: tiết hoocmon glucagon
+ Tế bào beta: tiết hoocmon insulin
⇒ Insulin và glucagôn có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm.
Nhờ tác động đối lập của 2 loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định
* Sự rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.
1. Đặc điểm
- Gồm 2 tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận
- Chia làm 2 miền:
+ Miền vỏ: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới
+ Miền tủy.
2. Chức năng
- Miền vỏ:
+ Lớp cầu: tiết hoocmon điều hòa các muối natri, kali trong máu
+ Lớp sợi: tiết hoocmon điều hòa lượng đường huyết
+ Lớp lưới: tiết hoocmon điều hòa sinh dục nam, gây biến đổi đặc tính sinh dục ở nam
- Miền tủy: tiết adrenalin và noadrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, cùng glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu.
* Một số bệnh liên quan đến tuyến thượng thận:
- Bệnh Cushing
- Bệnh Addison