Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non - Sinh học 8

Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non cung cấp kiến thức về cấu tạo ruột non và sự tiêu hóa ở ruột non.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

I. CẤU TẠO RUỘT NON

- Vị trí: nối tiếp với môn vị dạ dày

- Độ dài: 2,8 - 3m

- Cấu tạo ruột non:

+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, có ống dẫn chung của dịch mật, dịch tụy đổ vào

+ Thành ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp: lớp màng, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc (lớp niêm mạc ruột non có nhiều tuyến ruột tiết dịch vị và các tế bào nhầy tiết ra chất nhầy)

II. TIÊU HÓA Ở RUỘT NON

Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng theo từng đợt nhỏ theo sự đóng mở môn vị

- Biến đổi lí học:

+ Các tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột tiết dịch vị hòa loãng thức ăn

+ Sự co bóp của các cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

- Biến đổi hóa học:

+ Enzim amilaza biến đổi tinh bột chín thành đường đôi, enzim mantaza biến đổi đường đôi thành đường đơn

+ Enzim pepsin phân cắt protein thành các peptin, enzim tripsin phân cắt peptit thành các axit amin

+ Dịch mật biến lipit thành những giọt nhỏ lipit, enzim lipaza biến những giọt nhỏ lipit thành axit béo và glixeron

+ Axit nucleic -> các nucleotit -> các thành phần của nucleotit

 

 


Học Tin Học