Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Sinh học 8

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày cung cấp kiến thức về cấu tạo dạ dày và sự tiêu hóa ở dạ dày.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

I. CẤU TẠO DẠ DÀY

- Dạ dày có hình túi, thắt 2 đầu, dung tích khoảng 3 lít

- Thành dạ dày gồm 4 lớp: 

+ Lớp màng bọc bên ngoài

+ Lớp cơ: dày và khỏe gồm cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo

+ Lớp dưới niêm mạc

+ Lớp niêm mạc: nhiều tuyến dịch vị

II. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

- Khi có thức ăn chạm vào lưỡi hoặc niêm mạc dạ dày, dạ dày tiết dịch vị

- Thành phần của dịch vị bao gồm:

+ Nước: 95%

+ Enzim pepsin, axit HCl, chất nhày: 5%

- Hoạt động tiêu hóa ở dạ dày:

+ Biến đổi lí học: sự tiết dịch vị và co bóp của các cơ dạ dày => làm nhuyễn, trộn đều thức ăn với dịch vị

+ Biến đổi hóa học: enzim pepsin phân cắt protein thành các chuỗi axit amin ngắn. 

 


Học Tin Học