Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng - Sinh học 8

Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng cung cấp kiến thức về cấu tạo khoang miệng, sự tiêu hóa và đẩy thức ăn ở khoang miệng.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

I. TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG

1. Cấu tạo khoang miệng

- Răng: răng cửa, răng nanh, răng hàm => nhai, nghiền nhỏ thức ăn

- Lưỡi: trộn đều thức ăn với nước bọt

- Tuyến nước bọt: tiết nước bọt

2. Tiêu hóa ở khoang miệng

- Biến đổi lí học: thức ăn được nghiền nát, trộn đều với nước bọt, tạo viên thức ăn dễ nuốt 

- Biến đổi hóa học: enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột chín thành đường đơn

II. NUỐT VÀ ĐẨY THỨC ĂN QUA THỰC QUẢN

- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt được bắt đầu 

- Đầu tiên, lưỡi nâng cao, viên thức ăn chạm vào vòm họng rồi hơi rụt lại một chút để viên thức ăn vào họng, xuống thực quản

- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng lỗ khí quản tránh cho thức ăn bị lọt vào đường hô hấp, khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi (tránh cho thức ăn bị lọt lên mũi) 

- Khi thức ăn vào thực quản, các cơ vòng thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày


Học Tin Học