Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu cung cấp kiến thức về sự đông máu và các nguyên tắc truyền máu.
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Đông máu là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi mạch lúc đầu nhiều, lúc sau ít dần và dừng hẳn nhờ một cục máu đông bịt kín vết thương
- Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tiểu cầu.
- Khi có vết thương có máu chảy, tiểu cầu theo máu ra chỗ vết thương, vỡ ra giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
- Tham gia hình thành khối máu đông còn có ion Ca 2+
1. Các nhóm máu ở người
- Ở người có 4 nhóm máu chính là: A, B, O, AB
+ Nhóm máu A: hồng cầu có kháng nguyên A và huyết tương có kháng thể beta
+ Nhóm máu B: hồng cầu có kháng nguyên B và huyết tương có kháng thể alpha
+ Nhóm máu AB: hồng cầu có kháng nguyên A và N, huyết tương không có kháng thể
+ Nhóm máu O: hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có kháng thể alpha và beta
- Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, máu được truyền theo nguyên tắc:
+ Nhóm máu A truyền cho nhóm máu A và AB
+ Nhóm máu B truyền cho nhóm máu B và AB
+ Nhóm máu AB chỉ truyền được cho nhóm máu AB
+ Nhóm máu O truyền được cho nhóm máu A,B và AB.
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
- Không truyền máu có kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ gây kết dính hồng cầu.
- Không truyền các tác nhân gây bệnh cho người được truyền máu (virus HIV, viêm gan B, …)
⇒ Cần xét nghiệm máu trước khi truyền máu.