Bài 57: Đa dạng sinh học - Sinh học 7

Bài 57: Đa dạng sinh học - sinh học 7 | Có tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng tương ứng giúp các em nắm chắc kiến thức

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 57: Đa dạng sinh học

1. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh:

-Môi trường, khí hậu rất khắc nghiệt: Khí hậu rất lạnh, băng đóng gần như quanh năm, mùa hạ rất ngắn, cây cối thưa thớt thấp lùn
-Đặc điểm thich nghi của các loài động vật với khí hậu khắc nghiệt: 
    +Bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét: Gấu trắng, hải cẩu, chim cánh cụt,..
    +Nhiều loài chim có tập tính di cư tránh rét, một số ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng 
    +Nhiều loài mùa đông có bộ lông màu trắng lẫn với tuyết để che mắt kẻ thù, mùa hè bộ lông chuyển sang màu nâu hay xám: Chồn, cáo, cú trắng

2. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng:

-Môi trường, khí hậu: Rất nóng và khô, các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau, thực vật thấp nhỏ, xơ xác
-Đặc điểm thich nghi của các loài động vật:
    +Động vật có khả năng nhịn khát giỏi, có khả năng đi xa để tìm nước
    +Mọi hoạt động chủ yếu hoạt chủ yếu thực hiện vào ban đêm khi cái nóng đã dịu xuống
    +Một số loài có tập tính chui rúc vào sâu trong cát để chống nóng
    +Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù
-Ví dụ một số thích nghi đặc trưng của một số loài động vật
    +Chuột nhảy có chân dài mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa
    +Lạc đà có chân cao, móng rộng nên không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bưới trên lưng có mỡ, khi cần mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành nước cho hoạt động của cơ thể
    


Học Tin Học