Tóm tắt lý thuyết bài 43 sách giáo khoa sinh học 12. Sự trao đổi chất trong một hệ sinh thái diễn ra như thế nào? Bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái có ý nghĩa ra sao? Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức có đáp án chi tiết
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
* Chuỗi thức ăn:
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
- Ví dụ: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá
- Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tự dưỡng và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải bùn bã hữu cơ, sau đến là động vật ăn sinh vật phân giải bùn bã hữu cơ và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật
* Lưới thức ăn:
- Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thơi vào các chuỗi thức ăn khác nhau tạo thành một lưới thức ăn
- Ví dụ:
* Bậc dinh dưỡng:
- Trong một chuỗi thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng
- Có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất): Gồm các loài sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): Gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 (cấp 4, cấp 5,...): Các động vật ăn thịt, chúng ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1 (bậc 2, bậc 3,...)
- Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái
- Có 3 loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng