Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 37 sách giáo khoa sinh học 12. Quần thể sinh vật có những đặc điểm đặc trưng nào? Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

I. Tỉ lệ giới tính

    - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể

    - Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1

    - Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống

    - Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể 

II. Nhóm tuổi

\n<title></title> \n<title></title>

A: Tháp tuổi của quần thể phát triển

B: Tháp tuổi của quần thể ổn định

C: Tháp tuổi của quần thể suy thoái

   - Người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể:

     + Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể

     + Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể

     + Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

     - Cấu trúc nhóm tuổi là đặc trưng cho quần thể nhưng cũng thay đổi phụ thuộc điều kiện sống của môi trường

    - Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên 1 cách hợp lí

III. Sự phân bố cá thể của quần thể

    - Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố

    - Có 3 kiểu phân bố: 

\n<title></title> \n<title></title>

IV. Mật độ cá thể của quần thể

     - Mật độ cá thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

     - Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể

     - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ điều kiện môi trường sống


Học Tin Học