Bài 16: Cấu trúc di truyền quần thể - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 16 sách giáo khoa sinh học 12; về quần thể; cấu trúc di truyền của quần thể; các loại quần thể. Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 16: Cấu trúc di truyền quần thể

1. Các đặc trưng di truyền của quần thể:

          - Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng

          - Vốn gen là tập hợp tất cả các alen trong quần thể ở một thời điểm xác định

          - Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen:

                  + Tần số alen được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định

                  + Tần số của một loại kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể

          - Tuỳ theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau

2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

       * Quần thể tự thụ phấn:

           - Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử 

          - Trên thực tế, quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau

      * Quần thể giao phối gần: 

          - Giao phối gần (giao phối cận huyết): Là hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau

          - Hiện tượng giao phối gần sẽ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử 


Học Tin Học