Tóm tắt lý thuyết bài 10 Sách giáo khoa sinh học 12. Về sự tương tác giữa các gen và tác động đa hiệu của chúng. Tìm hiểu định ngĩa, phân loại và ý nghĩa Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết.
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình
- Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình
- Trong bài này chúng ta chi xem xét các gen nằm trên các NST tương đồng khác nhau tương tác với nhau như thế nào
- Tương tác bổ sung:
+ Thí nghiêm:
P: Dòng thuần 1 x Dòng thuần 2
F1: 100% hoa đỏ
F1 x F1: Hoa đỏ x Hoa đỏ
F2: 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
+ Kết luận: Giả thiết rằng để tạo ra được màu hoa đỏ cần có mặt cả 2 alen trôi A và B nằm trên 2 NST khác nhau. Khi chỉ có một trong hai alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây có hoa màu trắng. Hai gen A và B có thể đã tạo ra các enzym khác nhau và các enzym này cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố đỏ ở cánh hoa
- Tương tác cộng gộp:
+ Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít thì người ta gọi đó là kiểu tương tác cộng gộp
+ Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường được gọi là tính trạng số lượng. Những tính trạng số lượng thường là những tính trạng như năng xuất
- Một gen cũng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Gen như vậy được gọi là gen đa hiệu