Bài 16: Hô hấp tế bào
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
1. Khái niệm hô hấp tế bào
- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O giải phóng năng lượng và chuyển hóa năng lượng đó thành năng lượng dự trữ dưới dạng ATP.
- Nơi diễn ra: ti thể.
2. Bản chất của quá trình hô hấp
PTTQ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
- Hô hấp là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, trải qua nhiều giai đoạn và năng lượng được sinh ra ở nhiều giai đoạn khác nhau.
- Gồm 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.
1. Đường phân
- Nơi diễn ra: Tế bào chất.
- Diễn biến:
+ Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia.
+ Năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng.
+ Đầu tiên glucôzơ được hoạt hóa sử dụng 2ATP.
+ Glucôzơ (6C) → 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)
NADH: Nicôtinamit ađênin đinuclêôtit.
→ Như vậy, kết thúc quá trình đường phân thu được 2ATP và 2 NADH .
2. Chu trình Crep
- Nơi diễn ra: Chất nền ti thể.
+ 2 axit piruvic được chuyển từ tế bào chất vào chất nền của ti thể.
+ 2 piruvic → 2 axêtyl-coA (2C) + 2NADH + 2CO2
+ Axêtyl-coA bị phân giải hoàn toàn → 4CO2 + 2 ATP + 6NADH + 2FADH2 (1FADH2 = 2ATP)
3. Chuỗi truyền êlectron hô hấp
- Nơi diễn ra: Màng trong ti thể
NADH và FADH2 sẽ bị ôxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử tạo ra ATP và nước.