gồm những câu hỏi trắc nghiệm và lý thuyết khách quan về ý nghĩa văn chương.
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
* Tác giả:
- Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Lê Nhà Quê)
- Là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20.
* Tác phẩm:
- Văn bản được trích trong Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
- Có lần in lại đã đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
a, Nội dung:
- Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
- Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha
- Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống
- Văn chương còn tạo ra sự sống, thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.
- Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh:
- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
- Văn nghị luận kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự.
- Lập luận chặt chẽ, đầy thuyết phục.