Gồm các kiến thức lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm về ôn tập phần văn
Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây
1. Thơ Lục Bát
-khái niệm:
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam
- cách sử dụng-cấu tạo:
Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát của một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây (B: bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ) :
1 2 3 4 5 6 7 8
6 - B - T - BV
8 - B - T - BV - BV
Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc - trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.
2 Ca dao
- Khái niệm:
là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con...
là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát.
-nội dung ca dao :
thể hiện tình yêu nam nữ
quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
3. Tục ngữ :
- Khái niệm:
là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
-Đặc điểm:
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh.
là một thể loại văn học dân gian.
4. Thơ đường luật.
- khái niệm:
Thơ đường luật là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc.
-Đặc điểm:
Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.
- các dạng:
Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật.
Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ
Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ
Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ